Quy hoạch trong hoạt động khai thác

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

3.3. Quy hoạch trong hoạt động khai thác

Phát triển ngành khai thác thủy sản với quan điểm bền vững, bảo vệ tốt nguồn lợi thuỷ sản; phấn đấu đạt mức tăng trưởng vừa phải; giảm dần tàu thuyền và nghề nghiệp khai thác ven bờ; phát triển khai thác xa bờ đạt hiệu quả.

Quy hoạch sản lượng khai thác thủy sản

Căn cứ điều tra nguồn lợi, tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản là 5.075.143 tấn và khả

năng khai thác tối đa cho phép là 2.147.444 tấn ở vùng biển Việt Nam. Về sản lượng KTTS có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn quy hoạch, giảm bình quân 0,1%/năm (2010-2020) và có xu hướng tăng khoảng 0,45%/năm (2020-2030), giữ ổn định sản lượng khai thác nội địa ở mức 0,2 triệu tấn/năm. Về đối tượng khai thác được quy hoạch tăng mạnh sản lượng khai thác xa bờ, giảm gần bờ, tăng mạnh đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực các loại, và giảm mạnh sản lượng tôm và cá tạp các loại. Việc quy hoạch phải hợp lý đối với

nguồn lợi thủy sản ở vùng biển nước ta trong giai đoạn quy hoạch, các chỉ tiêu quy hoạch sản lượng KTTS đến năm 2020, định hướng 2030.

Quy hoạch cơ cấu tàu thuyền KTTS

Theo định hướng phát triển khai thác, với xu hướng giảm số lượng tàu thuyền nhỏ nhằm giảm cường lực khai thác ven bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản (cá con, cá có kích thước nhỏ, cá chưa trưởng thành, vùng bãi cá đẻ, vùng thủy sản còn non…); tăng số lượng tàu thuyền công suất lớn, khai thác xa bờ và viễn dương (> 90 cv).

Quy hoạch phân vùng, tuyến khai thác

Thực hiện phân vùng, phân tuyến hoạt động khai thác thủy sản theo quy định tại Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ.

Quy hoạch khai thác thủy sản nội địa

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển nghề khai thác thủy sản nội địa bền vững,

tránh khai thác quá mức, khai thác hủy diệt và cả những cá thể chưa trưởng thành, chỉ giữ mức sản lượng khai thác thủy sản nội địa khoảng 200.000 tấn vào năm 2020. Từ nay đến năm 2020, tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản nội địa. Ưu tiên điều tra tại các lưu vực sông, hồ lớn có các giống loài thủy sản đặc hữu, có tính đa dạng sinh học cao. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản nội địa phục vụ công tác quản lý và dự báo.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w