Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trườn, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường THCSTHPT bàu hàm thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn (Trang 27 - 35)

và ngồi nhà trườn, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh thơng qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn.

Mục đích và ý nghĩa của biện pháp.

Phát huy và khai thác các tiềm năng và thế mạnh hiện cĩ của các lực lượng giáo dục bên trong lẫn bên ngồi nhà trường để phục vụ và thúc đẩy cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh.

Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Sự phối hợp này tạo ra mơi

trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GD tồn diện nĩi chung, giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh nĩi riêng.

Phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhà trường - gia đình và xã hội, cộng đồng trách nhiệm chăm lo GD cho học sinh và phát huy những tiềm năng phong phú của tồn xã hội (về vật chất cũng như tinh thần) tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ. Tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện các chuẩn mực đạo đức của học sinh và xây dựng mơi trường trong sạch, khơng cĩ tệ nạn xã hội, đĩ là mơi trường lý tưởng để giáo dục truyền thống cách mạng và truyền thống cách mạng địa phương cho HS.

Nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất mục tiêu GD tồn diện cho HS nĩi chung và mục tiêu giáo dục truyền thống cách mạng địa phương nĩi riêng cho học sinh theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Từ đĩ thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh.

Nội dung và cách thực hiện biện pháp.

Hoạt động trải nghiệm thực tiễn là một hoạt động đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, được tổ chức ngồi giờ học trên lớp và thường hoạt động bên ngồi lớp học. do vậy nhà trường cần cĩ sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bên trong và bên ngồi nhà trường để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động giáo dục.

Đầu năm nhà trường chủ động tổ chức hội nghị, mời đại diện các tổ chức của nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngồi xã hội để bàn về phối hợp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh. Bầu ra ban chỉ đạo cĩ từ 5 đến 7 thành viên đại diện cho nhà trường, đại diện cho hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị - xã hội do Hiệu trưởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh.

+ Xác định rõ trách nhiệm phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh.

+ Đối với các lực lượng trong nhà trường: Đồn thanh niên, GVCN, các tổ trưởng chuyên mơn đều được Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp thống nhất kế hoạch giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng bộ phận, tổ chức để cĩ sự điều chỉnh kịp thời.

+ Đối với các lực lượng giáo dục ngồi nhà trường. Ban giám hiệu họp bàn thống nhất việc triển khai kế hoạch giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh với uỷ ban nhân dân xã, phường, cơng an các cấp, các cơ quan đồn thể với lịch hoạt động cụ thể cĩ nội dung thiết thực.

- Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh.

+ Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và gia đình một cách trực tiếp, thơng qua các hình thức hoạt động.

Phối hợp với gia đình thơng qua tổ chức hội cha mẹ học sinh: hội cĩ vai trị to lớn trong việc liên kết với những tác động giáo dục của nhà trường với gia đình và xã hội.

- Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh.

Xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh trong xã hội. Chính quyền các cấp động viên tất cả các lực lượng, mọi tầng lớp xã hội xây dựng nếp sống văn minh, thực hiện đúng pháp luật, thực hiện tốt các phong trào: “Ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Xây dựng gia đình văn hĩa” khối, xĩm, ấp...

khơng cĩ người nghiện hút, trộm cắp... Người lớn gương mẫu trong mọi lĩnh vực cuộc sống cộng đồng, làm gương cho thế hệ trẻ noi theo.

Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan, các tổ chức xã hội, đồn thể chính trị để phát huy sức mạnh tiềm năng của từng tổ chức trong việc tuyên truyền, giúp đỡ, tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, các nhà bảo tàng chiến tranh, giao lưu, tiếp xúc với người tốt, việc tốt, gương điển hình để học tập. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lao động giúp địa phương, tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở địa phương.

5. Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ và cơng nghệ thơng tin trongquá trình giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh thơng quá trình giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh thơng qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn.

Mục đích và ý nghĩa của biện pháp.

Điều kiện và động lực hoạt động chính là tạo sức mạnh tổng hợp, gồm sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần để thúc đẩy các hoạt động phát triển.

Cơng nghệ thơng tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Cùng với một số ngành cơng nghệ cao khác, sự phát triển của CNTT đã làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hố, xã hội của thế giới hiện đại. Cĩ thể nhận thấy rằng, CNTT ngày càng thể hiện được vai trị to lớn của mình trong mọi mặt đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong mấy thập niên gần đây, đổi mới giáo dục đào tạo đã trở thành xu thế tồn cầu. Khoa học và cơng nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão, tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử - viễn thơng, tin học và CNTT. Tại Việt Nam, ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học và cơng nghệ vào cơng cuộc dạy và học, nhằm thích ứng với sự phát triển của giáo dục thời đại trong bối cảnh kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện nay đang trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Thơng qua cơng nghệ, các thầy cơ giáo dễ dàng tiếp cận các bài giảng, tri thức bằng cách truy cập hoặc liên hệ trực tiếp với các đồng nghiệp.

Nhờ vào cơng nghệ thơng tin, học sinh và bản thân các thầy cơ giáo cịn cĩ thể xem xét và đánh giá năng lực giảng dạy và học tập trên tồn quốc.

Ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục nhằm gĩp phần giải phĩng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của người cán bộ quản lý giáo dục, thúc đẩy đổi mới cơng tác GD tồn diện cũng như cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương. Ứng dụng CNTT trong cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho HS nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất cho các giải pháp đã nêu, gĩp phần nâng cao hiệu quả GD và hiệu quả trong cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho HS.

Nội dung và cách thực hiện biện pháp.

Để tổ chức thực hiện đạt được chất lượng và hiệu quả cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương, ngồi việc chuẩn bị tốt về tư tưởng, tinh thần, cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện về vật chất như các phương tiện, thiết bị, nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động.

Ban giám hiệu nhà trường cần tích cực tự học để cập nhật các kiến thức về Tin học từ đĩ biết khai thác các ứng dụng của CNTT trong quản lý. Ban giám hiệu cĩ kế hoạch mở lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho mọi cán bộ, GV giúp họ sử dụng thành thạo máy tính để phục vụ cho cơng tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh.

Khai thác và sử dụng tốt sổ liên lạc điện tử, hệ thống tin nhắn qua mạng; phần mềm xếp thời khố biểu để bố trí thời khố biểu một cách hợp lý nhất, đặc biệt ưu tiên cho GVCN để họ cĩ nhiều thời gian dành cho việc giáo dục HS.

Một số nội dung, hình thức giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho HS sẽ được thực hiện tốt hơn nhờ cĩ ứng dụng CNTT như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng phần mềm Power Point để trình chiếu các nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phương trong các hoạt động ngồi giờ lên lớp.

- Sử dụng trang Weep nhà trường để phụ huynh và học sinh cĩ thể cập nhật thơng tin về chương trình, thời gian cách thức giáo dục truyền thống cách mạng địa phương của nhà trường.

- Lập diễn đàn (Forum) trên mạng cho HS thảo luận về các vấn đề về truyền thống cách mạng, truyền thống cách mạng địa phương, qua đĩ nắm bắt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của HS…

6. Biện pháp 6: Tăng cường cơng tác Kiểm tra, đánh giá, trong cơng tác giáodục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh

Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối trong chu trình quản lý nhưng đĩng vai trị hết sức quan trọng bởi lâu nay trong hoạt động giáo dục nĩi chung, giáo dục truyền thống cách mạng địa phương nĩi riêng. Do vậy, việc kiểm tra, đánh giá vừa là chức năng, vừa là biện pháp quản lý, kiểm tra là nhằm đánh giá kết quả thực hiện. Kinh nghiệm trong cơng tác quản lý cho thấy, càng thường xuyên kiểm tra đánh giá thì hiệu quả cơng việc càng cao.

Nhằm đánh giá tồn diện hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh, rà sốt lại hoạt động này để thu thập những dữ kiện, những thơng tin làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại thi đua một cách chính xác, khách quan nhất. Đồng thời chấn chỉnh, uốn nắn những biểu hiện sai lệch kịp thời nhất cũng như động viên khích lệ những biểu hiện tiến bộ hoặc đưa ra hình phạt thích đáng với những em khơng chịu tu dưỡng.

Nội dung và cách thực hiện biện pháp.

Cơng tác kiểm tra của BGH nhằm mục đích xem xét, thẩm định chất lượng và hiệu quả của hoạt động, bao gồm hiệu quả giáo dục và các hiệu quả khác như hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội .v.v... nhung bao giờ hiệu quả giáo dục cũng được coi là hàng đầu, lấy hiệu quả giáo dục để điều chỉnh các hiệu quả khác.

Việc kiểm tra thường xuyên, sâu sát của BGH cĩ tác dụng thúc đẩy tập thể, cá nhân cán bộ giáo viên và HS thực hiện nghiêm túc các hoạt động, đồng thời giúp BGH nắm bắt được thực tế hoạt động để đưa ra những quyết định đúng đắn, tạo điều kiện cho hoạt động phát triển ngày càng tốt hơn. Trong cơng tác quản lý, kiểm tra thường xuyên cịn nhằm giúp BGH kịp thời điều tiết hoạt động chung của nhà trường, tạo ra sự cân đối giữa các hoạt động nhằm hồn thành mục tiêu giáo dục tồn diện cho HS.

Quá trình chỉ đạo cơng tác, BGH phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, phân cơng PHT, Bí thư Đồn trường, tổ trưởng chuyên mơn, GVCN tiến hành kiểm tra từng hoạt động. Ban thi đua nhà trường kiểm tra, tổng hợp báo cáo về BGH

Cơng tác kiểm tra của BGH cịn nhằm mục đích xem xét, thẩm định chất lượng và hiệu quả của hoạt động, bao gồm hiệu quả giáo dục và các hiệu quả khác như hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị, xã hội… nhưng bao giờ hiệu quả giáo dục cũng được coi là hàng đầu, lấy hiệu quả giáo dục để điều chỉnh các hiệu quả khác.

Việc kiểm tra thường xuyên, sâu sát của BGH cĩ tác dụng thúc đẩy tập thể, cá nhân cán bộ, GV và HS thực hiện nghiêm túc các hoạt động, đồng thời giúp HT nắm bắt được thực tế hoạt động để đưa ra những quyết định đúng đắn, tạo điều kiện cho hoạt động phát triển ngày càng tốt hơn. Trong cơng tác quản lý, kiểm tra thường xuyên cịn nhằm giúp cho BGH kịp thời điều tiết hoạt động chung của nhà trường, tạo ra sự cân đối của các hoạt động giáo trong nhà trường.

Trong cơng tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh cần căn cứ vào các chỉ tiêu, tiêu chí thi đua chung của nhà trường đã xây dựng, để từ đĩ cĩ cơ sở đánh giá chính xác kết quả của quá trình hoạt động. kiểm tra đánh giá phải đi đơi với xếp loại và khen thưởng cho nhũng tập thể, cá nhân GV và HS đạt kết quả cao.

- Số lượng HS tham gia hoạt động

- Các sản phẩm thu được trong quá trình hoạt động - Ý thức cộng đồng và tinh thần hợp tác trong hoạt động - Nề nếp, kỷ cương và trách nhiệm đối với các hoạt động

Đánh giá cá nhân HS bao gồm những nội dung sau:

- Mức độ nhận thức vấn đề mà nội dung hoạt động cần chuyền tải - Ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động tập thể của cá nhân

- Hiệu quả đĩng gĩp của cá nhân vào việc tổ chức thực hiện các hoạt động - Ý thức tổ chức và thái độ của cá nhân đối với hoạt động.

Việc đánh giá cĩ thể theo các hình thức sau:

- Đánh giá qua phiếu kiểm tra sự hiểu biết - Đánh giá qua bài viết thu hoạch

- Đánh giá qua quan sát thái độ hoạt động - Đánh giá qua kết quả hoạt động của cá nhân

- Đánh giá qua trao đổi, nắm bắt thơng tin, nhận xét của người khác về cá nhân đĩ

Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên thì căn cứ vào tiêu chí thi đua của trường và chức năng nhiệm vụ được giao, xem xét thái độ cơng tác và mức độ hồn thành nhiệm vụ để BGH đề xuất đánh giá thi đua.

Kiểm tra là một trong bốn chức năng của quản lý, BGH cĩ thể kiểm tra trực tiếp hoặc giao cho các tổ chức thực hiện. Nhưng cái quan trọng nhất là kiểm tra phải đi đơi với đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng và cĩ rút kinh nghiệm nhằm đạt kết quả tốt hơn cho những hoạt động tiếp theo. cĩ như thế mới phát huy được tính hiệu quả cao của chức năng quản lý.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường THCSTHPT bàu hàm thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn (Trang 27 - 35)