ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾNĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN HUYỆN
3.2.4 Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền
Tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, các cuộc thi tìm hiểu về biếnđổi khí hậu, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả... từ đó góp phần thay đổi hành vi của họ với môi trường như tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước, bảo vệ rừng ngập mặn, trồng và bảo vệ các loại rừng phòng hộ ven biển...
Thúc đẩy liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã như đậu đen xanh lòng, mướp đắng, ném, kiệu.
Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo hướng thâm canh với quy mô vừa và lớn, đảm bảo an toàn sinh học. Tập trung phát triển chăn nuôi các loại vật nuôi phù hợp với điều kiện các xã vùng cát ven biển như: nuôi bò kết hợp trồng cỏ, nuôi lợn thâm canh và nuôi gà an toàn sinh học.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, đề tài rút ra một số kết luận như sau:
- Biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp đã gây ra những ảnh hưởng và thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Trị nói chung và vùng cát ven biển huyện Triệu Phong nói riêng. Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm cho diện tích trồng trọt bị thu hẹp, năng suất và sản lượng giảm, dịch bệnh ngày càng tăng thêm và diễn biến phức tạp.
- Biến đổi khí hậu đã và đang có những biểu hiện rõ nét hơn ở vùng cát ven biển huyện Triệu Phong. Xu thế biến đổi khí hậu ở vùng cát Quảng Trị được dự đoán theo chiều hướng nhiệt độ trung bình sẽtăng 2,8oC, lượng mưa trung bình tăng từ 7- 8% và mực nước biển dâng 75cm vào năm 2100. Nhiệt độ các tháng mùa hè tăng, rét đậm thường xuyên xảy ra vào mùa đông, lượng mưa tăng lên vào mùa đông trong khi mùa khô lại giảm , bão ngày càng tăng về số cơn và mạnh hơn về cường độ, lũ lụt xảy ra sớm và kết thúc muộn.
- Tình hình sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua tăng về năng suất và sản lượng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do ảnh hưởng của cát bay và xâm nhập mặn.
- Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu được thực hiện nhiều nhất là các biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng chống chịu hạn, tập trung trồng những cây ngắn ngày chịu hạn có khả năng thích ứng với BĐKH như: giống lúa Khang Dân, Mai Lâm, khoai Tam Kỳ, đậu đen xanh lòng…. Các cơ cấu chuyển đổi được thực hiện bởi đề án của tỉnh, huyện và nhân rộng đến xã, được thực hiện theo sự chỉ đạo của hợp tác xã nông nghiệp, bước đầu đã mang lại những hiệu quả đáng kể, thay vì bỏ hoang một diện tích đất lớn vụ Hè Thu thì các hình thức chuyển đổi này đảm bảo thu nhập cho nông dân và đảm bảo sự phát triển cho toàn khu vực nghiên cứu. Bên cạnh giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng , biện pháp chuyển đổi kỹ thuật canh tác bằng cách lên luốn cho cây trồng cao hơn và tăng lượng bón phân chuồng và lựa chọn thời vụ thích hợp nhằm luồn lách tác động của biến đổi khí hậu cũng là một biện pháp được chú ý và đẩy mạnh trong nhiều năm gần đây đã mang lại hiệu quả nhất định.