Về các kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN (Trang 28 - 29)

TRIỆU PHONG

2.2.3Về các kỹ thuật canh tác

Ngoài việc lực chọn hợp lý giống và cây trồng, thay đổi lịch thời vụ vàđiều kiện canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu thìáp dụng một số kỹ thuật canh tác là rất cần thiết. Có rất nhiều kỹ thuật canh tác được áp dụng trong trồng trọt như: tăng lượng phân chuồng bón cho cây trồng; tủ gốc cây; thay đổi cơ cấu cây trồng, luân canh, xen canh; và thay đổi kỹ thuật làm đất. Trước đây, người dân không biết cách bón phân cân đối cho cây trồng sử dụng quá nhiều phân đạm, bón ít kali và phân chuồng thì hiện nay, người dân đã biết bón phân cân đối và các biện pháp làm giảm dịch bệnh. Với lợi thế tận dụng được nguồn phụ phế phẩm của địa phương, chi phíthấp nên đa số các hộ dân đã tăng lượng phân chuồng bón cho cây trồng nhằm cải tạo đất và tăng khả năng giữ ẩm cho đất và cây.

Hình thức thích ứng bằng việc tủ gốc cho cây hoặc phủ bề mặt luống bằng bổi nhờ tận dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp, rong biển hoặc cỏ để phủ lên luống cây nhằm hạn chế tốc độ bốc hơi nước từ mặt đất hoặc giảm sức va đập của nước khi có mưa lớn. Bên cạnh khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu thì lớp bổi còn có khả năng làm giàu lên thành phần hữu cơ cho đất và là yếu tố quan trọng để cải tạo đất, giữẩm cho đất. Hình thức nàyở khu vực nghiên cứu được áp dụng cho 3 loại cây chính là khoai lang, dưa gang và mướp đắng. Rong biển chủ yếu được dùng để tủ gốc mướp đắng bởi lượng rong biển hạn chế, diện tích mướp đắng không nhiều nhưng rong biển lại giữẩm tốt. Hơn nữa, mướp đắng là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nên người dân tập trung đầu tư.

Chương 3

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN (Trang 28 - 29)