MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1 Mô hình trồng rau trên giàn

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN (Trang 29 - 31)

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾNĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN HUYỆN

3.1MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1 Mô hình trồng rau trên giàn

3.1.1 Mô hình trồng rau trên giàn

Mô hình trồng rau trên giàn được đề xuất bởi PGS. TS Lê Văn Thăng và các cộng sự triển khai ở vùng trũng thấp tỉnh Thừa Thiên Huế mang lại nhiều hiệu quả nhất định. Trên cơ sở những tác động của BĐKH, đồng thời dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu nhận thấy mô hình này thích hợp để triển khai ở vùng cát ven biển huyện Triệu Phong. Mô hình này trước tiên cần được thử nghiệm ở các làng sinh thái của vùng cát ven biển huyện Triệu Phong trước khi thực hiện đại trà trên toàn khu vực.

Bảng 3. 1. Phân tích SWOT mô hình trồng rau trên giàn

Thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hồi vốn.

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất tương đối ổn định, có hệ thống kênh mương được bê tông hóa.

Hệ thống giàn che có tác dụng giảm ảnh hưởng của nắng nóng và mưa lớn. Người dân có kinh nghiệm sản xuất cao.

Người trồng rau có thể kiểm soát được độ tơi xốp và độ phì của đất.

Chế độ chăm sóc tốt hơn vì điều kiện ngoại cảnh có thể được khống chế.

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ chỉ dừng lại ở hộ gia đình, manh mún, diện tích chuyên canh thấp.

Trình độ canh tác lạc hậu, nặng về kinh nghiệm truyền thống, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đồng bộ.

Chi phí đầu tư hạn chế.

Chưa có cơ sở bảo quản rau sau khi thu hoạch

Năng suất kém ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động thời tiết.

Không ổn định giá do không có thương hiệu

Phần lớn là đất cát nghèo dinh dưỡng, độ ẩm thấp.

Cơ hội Thách thức

Nhu cầu tiêu thụ rau sạch, rau an toàn tăng.

Nguồn lao động dồi dào.

Liên kết với cửa hàng nông sản sạch Triệu Phong tại Đông Hà để khẳng định thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm.

Đưa sản phẩm rau an toàn vào các thị trường lớn.

Tình hình thời tiết hiện nay thường xuyên không ổn định.

Thị trường dao động, giá cả bấp bênh do nhu cầu thay đổi và do ảnh hưởng từ những địa phương trồng rau khác.

Do trời nắng nóng, khó bảo quản, dễ úa héo dẫn đến việc hàng bị từ chối không nhận, gây nên rủi ro trong kinh doanh.

Nguồn: [10] Quy trình kỹ thuật xây dựng mô hình:

Làm giàn: có thể xây dựng giàn trồng rau với các thông số kỹ thuật như:

dài 20 m; rộng 1,2 m; cao 0,95 m (từ mặt đất đến đáy luống); diện tích 24 m2 (20 m 1,2 m); khoảng cách giữa các hàng cột 1 m; cột bê tông cốt thép 10 12 140 cm; máng luống dùng tôn lạnh gợn sóng chống ghỉ, có đục lỗ để thoát nước; mái lợp dùng nilon và lưới lan; thanh vòm và thanh đỡ luống dùng thép 6 và 40; cọc chôn sâu 20 cm. Tuy nhiên, trên thực tế việc dựng giàn tại mỗi hộ còn phụ thuộc nhiều yếu tố (diện tích đất, độ chặt của nền, vị trí đặt giàn…) nên các thông số này có thể thay đổi cho phù hợp nhất.

Làm đất: Sau khi xây dựng xong giàn, đưa đất lên giàn thì tiến hành làm đất. Đất đảm bảo tơi xốp, có thể bón lót kèm phân chuồng.

Trồng rau: tùy vào từng loại rau, mục đích thu hoạch mà mỗi mô hình có mỗi cách xuống giống khác nhau như: vại, trỉa, giâm,…

Chăm sóc: đây là khâu rất quan trọng trong một vụ rau, phụ thuộc vào quy trình kỹ thuật và kinh nghiệm bao gồm: tưới tiêu, làm cỏ, bón phân, phun thuốc, theo dõi tình hình sâu bệnh, thời tiết, khí hậu… và xử lý hợp lý các tình huống. Quá trình chăm sóc quyết định sự sinh trưởng và phát triển của rau, từ đó mà quyết định đến năng suất và sản lượng khi thu hoạch.

Thu hoạch: thời gian thu hoạch phụ thuộc vào từng loại rau, mục đích sử dụng nên thời điểm có sự khác nhau giữa các mô hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, việc áp dụng mô hình trồng rau trên giàn, ngoài mục tiêu thích ứng với BĐKH thì mô hình còn có tác dụng điều tiết ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, ngăn mưa lớn trực tiếp, hạn chế sâu bệnh… Việc canh tác sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu và chất lượng rau được nâng lên, mất ít thời gian chăm sóc, giàn rau được sử dụng quanh năm kể cả vào mùa ít mưa. [12]

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN (Trang 29 - 31)