Mô hình kinh tế vườn nhà trên đất cát [ 13].

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN (Trang 31 - 33)

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾNĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN HUYỆN

3.2.3. Mô hình kinh tế vườn nhà trên đất cát [ 13].

Mô hình này được thực hiện do Tiến sĩ Hoàng Phước và các cộng sự tại bờ biển của hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong. Sau 3 năm thực hiện (1992 - 1994), mô hình này đã cải tạo được gần 2.000 ha đất cát. Qua quá trình tham khảo tài liệu về các mô hình kinh tế vườn nhà của một số nhà khoa học nhận thấy mô hình kinh tế vườn nhà trên đất cát phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu. Đây là loại mô hình canh tác bền vững trong sản xuất nông nghiệp và nó càng phát huy tính thích ứng trong điều kiện BĐKH ở địa bàn nghiên cứu. Ao cá không chỉ để phát triển nuôi trồng thủy sản mà còn là nơi dự trữ nguồn nước cho cây trồng vật nuôi vào mùa khô hạn. Kết hợp với vành đai cây trồng nó tạo ra tiểu cùng khí hậu mát mẽ cho cây trồng, vật nuôi cũng như môi trường sống của con người. Hệ thống vành đai rừng giúp bảo vệ cây trồng và hồ, hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng cát bay cát lấp.

a. Mục đích:

Mô hình kinh tế vườn nhà trên đất cát là một dạng mô hình kinh tế - sinh thái vùng cát với quy mô nông hộ, trong đó đảm bảo các tính chất cơ bản như: ổn định, năng suất, chống chịu và đa dạng. Nhà ở gắn liền với đất canh tác để thuận lợi trong việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng vừa góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân thông qua việc tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sản xuất (phân bón, chất hữu cơ...).

Hình 3.1: Mô hình kinh tế vườn nhà trên đất cát

b. Nội dung:

Thực tiễn cho thấy nơi nào có người ở thì nơi đó cây cỏ hoàn toàn có thể xanh tươi: Để phát triển kinh tế hộ gia đình mang lại hiệu quả cao trong bối cảnh BĐKH thì mô hình vườn nhà là thích hợp nhất. Mô hình xây dựng trên diện tích khoảng 2 ha đến 4 ha với các yếu tố cấu thành giữ những chức năng nhất định:

- Nhà ở (1): Nội dung (1) có diện tích khoảng 200 - 250m2, khi xây dựng cần tiến hành bố trí ở một phía của khu đất, nếu được có thể thêm xây một trại nhỏ gần khu vực chăn nuôi.

- Các cây nông nghiệp trồng hàng năm theo điều kiện đầu tư sản xuất của chủ hộ, ưu tiên trồng những cây ngắn ngày có khả năng chống chịu hạn thích ứng với BĐKH như : đậu đen xanh lòng, khoai Tam Kỳ... Tuỳ theo vị trí của hộ gia đình (sườn đón gió hay sườn khuất gió) mà lựa chọn tập đoàn cây trồng cho phù hợp, (2). Diện tích của nội dung này có thể từ 0,5 - 1ha.

- Cây trồng lâu năm: Trồng cây keo, cây ăn quả hay cây công nghiệp dài ngày quanh diện tích nhà (3). Nội dung này bố trí ở phía Đông, đối diện với nội dung (2). Diện tích từ 1 - 2ha. Ở đây trồng cây ăn quả là có hiệu quả cao nhất.

- Chuồng trại để chăn nuôi và lấy phân bón (4) : Một trong những giải pháp thích ứng với BĐKH hiệu quả là tăng sử dụng lượng bón phân chuồng. Chăn nuôi vừa thu lại hiệu quả kinh tế vừa sử dụng phân từ vật nuôi để bón cho cây trồng. Nội dung này bố trí ở xa nhà ở.

- Ao cá hoặc ao tôm nuôi trên đất cát (5): đây là nơi dự trữ cung cấp nguồn nước tưới rất quan trọng do tác động của BĐKH nên tình trạng hạn hán kéo dài. Nội

dung này nên bố trí ở trung tâm để có thể làm mát không khí, tưới tiêu, vệ sinh cho các nội dung khác. Diện tích của nội dung này từ 3.000 - 5.000m2.

- Kênh dẫn nước của toàn khu vực sản xuất (6): bố trí xung quanh các nội dung khác để cung cấp nước tưới tạo độ ẩm cho cây trồng và là nơi để thực hiện mối quan hệ giữa các nội dung.

- Nhiệt độ ngày càng tăng cao và cường độ nắng kéo dài nên trồng rừng phòng hộ giúp tạo nên tiểu vùng khí hậu mát mẻ hơn, có thể trồng phi lao, dương liễu xung quanh bốn phía khu đất, vừa có tác dụng phòng hộ và làm củi, tận dụng nguyên liệu (7). Vậy nội dung của mô hình này bao gồm 7 nội dung cơ bản giúp cho người dân có thể tiến hành thành lập mô hình một cách dễ dàng. Trong 7 nội dung của mô hình này thì có thể chia thành 3 phân khu chức năng riêng biệt

- Phân khu thực hiện chức năng ở có ký hiệu: (1).

- Phân khu thực hiện chức năng sản xuất có ký hiệu: (2), (3,), (4), (5), (6). - Phân khu thực hiện chức năng bảo vệ có ký hiệu: (2), (7).

Lưu ý:

Nội dung thứ (2) có thể vừa có thể đảm nhận phân khu thực hiện chức năng sản xuất và bảo vệ. Vì các loại cây trồng dài ngày cũng có khả năng giảm tốc độ gió tại khu vực.

Khu vực này thường xuyên bị ngập nước nên khi bố trí cây trồng ngắn ngày phải làm luống và độ cao của luống khoảng 40 - 50cm, nhằm hạn chế khả năng ngập nước trong bối cảnh lượng mưa diễn ra thất thường với cường độ mưa lớn.

- Nội dung (6) là đường mương dẫn thoát nước của mô hình này, được bố trí xung quanh khu vực các nội dung từ (1)- (5). Khoảng cách bề ngang của mương rộng khoảng từ 1 - 1,5m.

Nội dung (7) là phân khu bảo vệ chống cát bay, bố trí xung quanh khu vực của mô hình. Phía đón gió từ biển, và gió Tây Nam thì mật độ cây sẽ nhiều hơn nhằm đáp ứng đúng kỹ thuật và giảm hiện tượng cát bay làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Các hướng còn lại có thể trồng với mật độ thưa hơn.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w