- Phân loại, rửa, loại bỏ chất khó tiêu.
thức ăn, không hà hơi hay ho về phía thức ăn.
- Khi mở nút chai các loại rượu, bia, nước ngọt, phục vụ đá, phục vụ bánh ngọt..phải
dùng dụng cụ chuyên dùng, không dùng tay bốc.. _
2- Vệ sinh an toàn thực phẩm trong phục vụ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm rửa thường xuyên, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ. Đặc biệt phải chú ý vệ sinh đôi tay. Nhân viên phục vụ phải tránh để tay tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đặc biệt là thực phẩm đã chế biến. Rửa tay, biện pháp tuy đơn giản nhưng cÓ giá trị rất lớn. Rửa tay kỹ là cách tốt nhất để giảm nguy cơ làm thực phẩm bị ô nhiễm.
Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm, phục vụ khách hàng. Rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tiếp xúc với thực phẩm. sống, xì mũi, đụng tay vào rác, gãi ngứa, hút thuốc, đụng tay vào súc vật. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, lau khô tay sau khi rửa bằng khăn giấy hoặc khăn bông sạch, móng tay luôn cắt ngắn không để móng tay dài, tháo bỏ đồ trang sức trước khi phục vụ khách. -
- Khi làm việc phải mặc đồng phục, là phẳng, gài khuy CÚc đây đủ, đồng phục phải không có vết bắn, vết thức ăn.
- Khi ốm phải báo ngay cho phòng y tế để được khám và điều trị ngay
- Phòng ăn phải luôn khô sạch, thoáng mát, không có bụi. Có giá mắc để khách treo
áo, mũ, nón. Có nước sạch cho khách rửa tay, có nước uống đun sôi hoặc nước lọc
cho khách dùng.
- Các dụng cụ chứa đựng nước chấm, dấm ăn ...phải có nắp đậy. Hằng ngày phải lau sạch bên ngoài. Bát đĩa, thìa đũa phải nhúng nước sôi, giữ khô sạch không hôi mốc.
- Không gạt thức ăn rơi vãi xuống nền nhà, phải gạt bỏ vào khay chứa đựng. Bàn ăn phải được lau sạch bằng khăn sạch sau khi khách ăn .
- Trước khi phục vụ khách hàng nhân viên không được ăn sản phẩm có mùi hôi,
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe (tối thiểu 2 lần / năm). Phải tuân thủ đây đủ Sự kiểm tra vệ sinh toàn thân thể của Y, Bác sỹ. _
- Phụ nữ có thai không được bưng bê phục vụ. Đối với người đang bị bệnh như:
Tiêu chảy, bệnh nhiễm qua da, ghẻ lở, hắc lào, Eczema, nắm tóc, nắm da, nắm tay,- nắm móng, bệnh dịch chảy từ mắt, tai. Người có vết thương hay cảm lạnh, lao, tả,
lị, thương hàn...không được tiếp xúc với thực phẩm, dụng cụ và không được phục vụ khách hàng.
3-Sử lý các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong phục vụ
Khi có trường hợp ngộ độc thức ăn, ngoài việc cấp cứu và điều trị những người bị ngộ độc, cân tiễn hành các công việc phục vụ công tác điều tra xác định nguyên nhân:
+ Đình chỉ ngay việc sử dụng thức ăn có nghỉ ngờ gây ngộ độc.
+Thu thập mẫu vật: thức ăn thừa, chất nôn, chất rửa ruột, phân, để gởi đi xét nghiệm về vi sinh vật, hoá học, độc chất.. .Trường hợp có tử vong phải phối hợp với các ngành chức năng.
+ Tiến hành điều tra về vụ ngộ độc, thu thập đầy đủ các thông tin trong mẫu điều tra để có báo cáo kịp thời lên tuyến trên cũng như có các quyết định xử lý phù hợp.
+ Liên hệ với trung tâm chống độc tuyến trung ương để hỏi các thông tin cần thiết .