7. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan
2.3. Thị trường Malaisia
1.Dân số:
Dân số hiện tại của Malaysia là 32.532.773 (thống kê ngày 30/8/2019), chiếm 0,41% dân số thế giới và xếp thứ 44 trên thế giới về dân số.
Diện tích là 32.543 km2, mật độ dân số chiếm 99 người/km2 với tỷ lệ dân cư ở thành thị là 76,04% dân số. Độ tuổi trung bình của dân số Malaysia là 29 tuổi.
Một di sản để lại của chế độ thực dân Anh là sự phân chia Malaysia thành 3 nhóm theo dân tộc. Người Mã Lai sống tập trung trong các ngôi làng truyền thống, sống chủ yếu bằng nghề nông còn người Hoa thì chiếm lĩnh lĩnh vực thương mại. Những người Ấn Độ có học vấn thì làm các công việc chuyên nghiệp như: bác sĩ, luật sư còn những người kém giàu có hơn thì làm việc ở các đồn điền.
2.Kinh tế:
Trong thập niên 1970, đã theo bước của bốn con hổ Châu Á ban đầu và đã cam kết sự chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào khai khoáng và nông nghiệp sang ngành chế tạo. Với sự trợ giúp của Nhật và phương Tây, các ngành công nghiệp nặng đã phát triển phồn thịnh và trong một vài năm, xuất khẩu đã trở thành cỗ máy tăng trưởng hàng đầu của Malaysia. Malaysia đã kiên định đạt được mức tăng trưởng GDP hơn 7% cùng với mức lạm phát thấp trong thập niên 1980 và thập niên 1990 .GDP bắt đầu tăng với mức 31% trong thập niên 1960 và một tỷ lệ tăng đáng kinh ngạc 358% trong thập niên 1970 nhưng mức tăng đã chứng tỏ không bền vững và giảm mạnh chỉ còn đạt mức 36% thập niên 1980 và tăng lại với mức 59% vào thập niên 1990 chủ yếu do các ngành có định hướng xuất khẩu dẫn đầu.
Tỷ lệ nghèo khổ ở Malaysia cũng giảm mạnh trong những năm qua. Tuy nhiên sự sụt giảm tỷ lệ nghèo quá nhanh chóng này đã bị chỉ trích bởi những người cho rằng mức nghèo khổ này đã được người ta kéo xuống một mức thấp vô lý.
Sự quy hoạch của trung ương là một nhân tố chủ yếu trong nền kinh tế Malaysia do sự chi tiêu của chính phủ thường được sử dụng để kích thích nền kinh tế. Kể từ năm 1955, với sự khởi đầu của kế hoạch năm năm của Malaysia, chính phủ đã sử dụng các kế hoạch này để can thiệp vào nền kinh tế để đạt được các mục tiêu như phân phối lại của cải và đầu tư, ví dụ như trong các dự án hạ tầng.
Thương mại quốc tế của Malaysia có thuân lợi do nằm sát tuyến đường tàu thủy qua eo biển Malacca, chế tạo là lĩnh vực then chốt. Malaysia là một nước xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản, dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chính.
3.Quan hệ ngoại giao
Malaysia là một thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC),và cũng tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, và
Phong trào không liên kết (NAM). Malaysia từng giữ chức chủ tịch ASEAN, OIC, và NAM. Do là một cựu thuộc địa của Anh Quốc, Malaysia cũng là một thành viên Thịnh vượng chung các quốc gia.
Vệ binh vương thất ngoài cổng chính cung Istana Negara tại Kuala Lumpur. Chính sách ngoại giao của Malaysia về chính thức là dựa trên nguyên tắc trung lập và duy trì các quan hệ hòa bình với tất cả các quốc gia, bất kể hệ thống chính trị của quốc gia đó. Chính phủ đặt ưu tiên cao đối với an ninh và ổn định của Đông Nam Á, và cố gắng phát triển hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực. Về phương diện lịch sử, chính phủ cố gắng khắc họa Malaysia là một quốc gia Hồi giáo tiến bộ trong khi tăng cường quan hệ với các quốc gia Hồi giáo khác. Trong chính sách của Malaysia, có một nguyên lý kiên định là chủ quyền quốc gia và quyền của một quốc gia trong việc kiểm soát các công việc nội bộ.
4.Văn hóa
Malaysia là một xã hội đa dân tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ. Văn hóa ban đầu của khu vực bắt nguồn từ các bộ lạc bản địa, cùng với những người Mã Lai nhập cư sau đó. Văn hóa Malaysia tồn tại các ảnh hưởng đáng kể từ văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ bắt nguồn từ khi xuất hiện ngoại thương. Các ảnh hưởng văn hóa khác đến từ văn hóa Ba Tư, Ả Rập và Anh Quốc. Do cấu trúc của chính phủ, cộng thêm thuyết khế ước xã hội, có sự đồng hóa văn hóa tối thiểu đối với các dân tộc thiểu số.
5.Pháp luật
Hàng rào thương mại
Sự thuận lợi trong thương mại qua các biên giới của Malaysia vẫn được đánh giá cao trong các so sánh quốc tế. Tuy nhiên, nó không phải là một thị trường hoàn toàn tự do và mở. Các rào cản nhập khẩu của Malaysia nhằm bảo vệ môi trường và các ngành chiến lược cũng như duy trì các tiêu chuẩn văn hoá và tôn giáo.
Yêu cầu ghi nhãn/nhãn hiệu
Tổng quan về các yêu cầu ghi nhãn và gán nhãn hiệu là khác nhau, bao gồm bất kỳ quảng cáo hạn chế hoặc nhãn hiệu thực tếvà nơi nào để có thêm thông tin.
Cơ quan chứng nhận, kiểm tra và kiểm định hàng đầu tại Malaysia là Sirim QAS, một chi nhánh của SIRIM Bhd. SIRIM Berhad, trước đây gọi là Viện nghiên
sở hạ tầng thể chế và kỹ thuật cho Chính phủ. Nó cũng cung cấp các tiêu chuẩn cho các chứng nhận khác nhau.
Thuế nhập khẩu
Thuế của Malaysia thường được áp đặt trên cơ sở giá bán, với mức thuế áp dụng trung bình là 6.1% đối với hàng công nghiệp. Đối với một số hàng hoá nhất định, chẳng hạn như rượu, rượu, thịt gia cầm và thịt lợn, Malaysia tính các khoản thuế cụ thể biểu thị mức thuế suất rất cao. Mức thuế dành cho các dòng thuế nơi có sản lượng địa phương đáng kể thường cao hơn. Nhập khẩu cũng phải chịu thuế hàng hóa và dịch vụ của Malaysia (GST),được áp dụng với tỷ lệ chuẩn 6%.
6.Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Malaysia là: 6,5 tỷ USD (7/2019), giảm hơn 0,3 tỷ.
Xuất khẩu Việt Nam sang Malaysia là: 2,268 tỷ USD, giảm 0,1 tỷ
Về xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Malaysia đạt 26.939.090 tỷ USD, tăng 21,84% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu mặt hàn giày dép của Malaysia đang tăng mạnh và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam tại khu vực ASEAN, đặc biệt là các sản phẩm ngành nông sản, thủy sản, ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của Malaysia và nước này cũng là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong khu vực ASEAN.
Thống kê cho thấy kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Malaysia năm 2018 đạt gần 11,5 tyt USD; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia các sản phẩm như máy tính, hàng điện tử và linh kiện, điện thoại, sắt thép các loại, sản phẩm thủy tinh, phương tiện vận tải, hàng dệt may, gỗ và các sản phẩm đồ gỗ. Ngược lại, Malaysia xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là xăng dầu, sản phẩm linh kiện điện tử, chất dẻo, hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may,…
Các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá, Malaysia là thị trường xuất khẩu còn nhiều tiềm năng có thể khai thác và ngược lại ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Malaysia đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư.
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
GDP (tỷ USD) 296,64 296,75 314,71
Tăng trưởng GDP (%) 5.00% 4.20% 5.40%
Tỷ lệ lạm phát (%) 2.10% 2.08% 3.80%
Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD)
175,7 165,3 188,2
Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ USD)
147,7 140,9 163,4