Thị trường giày dép ở Indonesia:

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm marketing quốc tế (Trang 25 - 29)

Năm 2018, Indonesia xếp thứ 4 trong top 10 sản xuất giày và xếp thứ 3 trong 10 quốc gia xuất khẩu giày nhiều nhất thế giới.

Hơn nữa, Indonesia đã ký CEPA với Australia và Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA). Điều này có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm sản xuất của nước này. Ngành công nghiệp giày dép là một trong những ngành sản xuất chủ lực có khả năng đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia Indonesia. Điều này được phản ánh trong sự tăng trưởng của tập đoàn công nghiệp da, với hàng hóa da và giày dép tăng đáng kể 9,42% trong năm 2018, so với 2,22% năm 2017.

Thành tựu năm 2018 đã vượt quá mức tăng trưởng kinh tế quốc gia ở mức 5,17%. Xuất khẩu giày dép của quốc gia này cũng tăng 4,13%, từ 4,91 tỉ USD năm 2017 lên 5,11 tỉ USD năm 2018.

Đặc biệt mặt hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu qua Indonesia đạt 53.941.552, tăng 36,51 so với cùng lỳ năm ngoái.

2.2. Thị trường Thái Lan

1. Dân số:

Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.

2. Kinh tế:

Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế.

Thái Lan là một thành viên sáng lập của ASEAN và là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Thái Lan được nhìn nhận là một cường quốc khu vực ở Đông Nam Á và một cường quốc bậc trung trên thế giới. Với mức độ phát triển con người cao, đồng thời là nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á và lớn thứ 20 trên thế giới theo sức mua tương đương, Thái Lan được phân loại là một nền kinh tế công nghiệp mới nổi; trong đó sản xuất, nông nghiệp và du lịch là những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế.

Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giày dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tính và thiết bị điện. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế.

Quan hệ ngoại giao: Thái Lan tham gia đầy đủ vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Nước này là một trong những đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Thái Lan là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Thái Lan ngày càng phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên ASEAN khác: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Brunei, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam.

3. Văn hóa:

Văn hóa Thái Lan là một khái niệm bao hàm những niềm tin và các đặc trưng văn hóa bản địa trên vùng đất mà ngày nay được biết đến như là đất nước Thái Lan hiện đại, cùng với những ảnh hưởng văn hóa đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và ảnh hưởng từ các nền văn hóa sơ sử của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác. Chủ yếu, đó là những ảnh hưởng đến từ Phật giáo, Ấn Độ Giáo, vật linh giáo và từ các nhóm dân di cư gần đây đến từ Trung Quốc và miền nam Ấn Độ.

4. Pháp luật:

Khi xuất khẩu vào thị trường Thái Lan, doanh nghiệp cần quan tâm là quy định về bao gói, nhãn mác, giấy chứng nhận nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu. Chính phủ Thái Lan có các quy định rất chặt chẽ: bao gói của các sản phẩm nên được làm bằng chất liệu đảm bảo và có khả năng chịu nhiệt và chịu ẩm. Nhà xuất khẩu cũng nên chú ý đến khả năng hàng hóa sẽ để ở kho có không gian mở, vì vậy bao gói nên sử dụng chất liệu không thấm nước. Nên tránh sử dụng cỏ khô và rơm để làm bao gói.

Giấy chứng nhận nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu cũng là những điều kiện cần thiết để hàng hóa Việt Nam được lưu hành trên thị trường Thái Lan. Giấy phép nhập khẩu: là loại giấy phép bắt buộc khi nhập khẩu nhiều loại nguyên vật liệu, dầu khí, công nghiệp, hàng dệt may, dược phẩm, và các mặt hàng nông sản. Việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa không cần có giấy phép, tuy nhiên phải phù hợp với các quy định được áp dụng đối với các mặt hàng liên quan như các khoản phụ phí và giấy chứng nhận xuất xứ cũng bắt buộc trong một số trường hợp.

5. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu sang Thái Lan

Thuận lợi:

- Sự gần gũi về địa lý cũng như nét tương đồng về văn hoá. - Ưu đãi thuế quan trong khu vực ASEAN

- Thuận lợi về con đường vận chuyển hàng hoá của Việt Nam: vị trí địa lý hành lang đông tây di chuyển hàng hoá qua đường biển, cảng Bangkok, hoặc vận dụng tuyến vận tải từ miền Trung – cửa khẩu Lao Bảo Quảng Trị sang vùng Sabalaket của Lào và sang biên giới Thái Lan là có thể vào miền trung

Thái Lan... Hoặc tận dụng hàng hoá Việt Nam khi đến Vienchan có thể sang vùng Udon Thani, nằm ở vùng Isan đông bắc của Thái Lan...

- Cộng đồng Việt kiều rất lớn đang sinh sống ở Thái. Theo số liệu thống kê tương đối, có khoảng trên 100 nghìn người Việt sinh sống tại Thái Lan. Còn số liệu của Hiệp hội người Thái gốc Việt, riêng vùng Udon Thani đã trên 300 nghìn người Việt. Sự hiện diện của người Việt ở Thái Lan rất lớn. Và người Việt cũng sở hữu những siêu thị, kênh phân phối để cung cấp cho các chuỗi siêu thị Thái Lan.

Khó khăn

- Việt Nam hầu như không có hãng nào, doanh nghiệp nào thâm nhập vào thị trường bán lẻ của Thái Lan như Thái Lan thâm nhập vào Việt Nam. Đây là một trong những thách thức khi hàng hoá của Việt Nam khi sang thị trường Thái Lan. Chúng ta không có thương hiệu Việt Nam với nghĩa như nhà bảo trợ để đưa hàng hoá vào hệ thống bán lẻ Thái Lan.

- Phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe từ khung pháp lý của Chính phủ, cho đến các quy định khác nhau của nhà phân phối. Đặc biệt, doanh nghiệp phải duy trì việc đáp ứng trong toàn bộ thời gian cung ứng sản phẩm và tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết với các nhà phân phối.

6. Các chỉ tiêu kinh tế

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

GDP (tỷ USD) 401,3994 411,7552 455,2209

Tăng trưởng GDP (%) 3,02 3,28 3,9

Tỷ lệ lạm phát (%) -0,9 0,19 0.6

Kim ngạch xuất khẩu

(Tỷ USD) 212,1 214,3 228,2

Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm marketing quốc tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w