Rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng qua các tiết học luyện đề: dẫn chứng mở rộng và

Một phần của tài liệu V10 rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn (Trang 35 - 36)

B. NỘI DUNG

2.2.Rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng qua các tiết học luyện đề: dẫn chứng mở rộng và

chứng mở rộng và dẫn chứng bắt buộc, dẫn chứng cho sẵn và dẫn chứng phải tự lựa chọn.

Đối với học sinh giỏi, các tiết luyện đề sẽ có tác dụng rèn luyện kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng cho học sinh. Đối với đề bài học sinh giỏi, có những dạng đề đã cho sẵn dẫn chứng nhưng có đề bài yêu cầu học sinh tự lựa chọn dẫn chứng. Ví dụ: Dạng đề cho sẵn dẫn chứng

Đề bài: Bàn về chủ nghĩa lãng mạn, đại văn hào Macxim Gorki khẳng định: “Chủ nghĩa lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức”

Bằng sự hiểu biết về các tác phẩm “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam ) và “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Như vậy, với đề bài này, dẫn chứng đã có sẵn là hai tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao, học sinh không cần tự lựa chọn.

Tuy nhiên, đề bài dưới đây lại yêu cầu học sinh tự lựa chọn dẫn chứng:

Đề bài: Đại văn hào Vôn - te cho rằng: “Cũng giống như từ ngôn ngữ, hành động cụ thể có thể nhận ra quốc tịch của con người, thì cũng có thể từ phong cách sáng tác nhận ra một số người là người Ý, người Pháp, người Anh hay người Tây Ban Nha một cách dễ dàng” ( Bàn về sắc thái ).

Bằng một số tác phẩm văn học tiêu biểu, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Như vậy, đề bài này bàn về vấn đề phong cách văn học, cụ thể là phong cách dân tộc. Và học sinh có quyền lựa chọn dẫn chứng phù hợp để chứng minh (có thể là Việt Bắc của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, Một người

Hà Nội của Nguyễn Khải, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài…)

Tuy nhiên có những đề bài yêu cầu không chỉ có dẫn chứng trong chương trình mà cần cả dẫn chứng mở rộng.

Đề bài: Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong văn học kháng chiến chống Pháp.

Với đề bài này, học sinh không chỉ lựa chọn tác phẩm trong chương trình như Tây Tiến ( Quang Dũng ) mà còn mở rộng dẫn chứng qua các tác phẩm ngoài chương trình như Đồng chí ( Chính Hữu ), Nhớ ( Hồng Nguyên ), Con cá

chột nưa ( Tố Hữu ), Lên Tây Bắc ( Tố Hữu )…

Một phần của tài liệu V10 rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn (Trang 35 - 36)