Dẫn chứng lí luận văn học

Một phần của tài liệu V10 rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn (Trang 33)

B. NỘI DUNG

1.6.3.Dẫn chứng lí luận văn học

Đối với bài văn của học sinh giỏi, kiến thức lí luận là nền móng vững chắc và là tiền đề cho mọi sự lí giải, lập luận. Vì thế, học sinh không thể không nắm được các kiến thức cơ bản về lí luận văn học để phục vụ cho bài viết. Đó có thể là các khái niệm và đặc điểm của những vấn đề như khái niệm tác phẩm văn học, nhà văn và quá trình sáng tác, tác phẩm trữ tình, tác phẩm tự sự, phong cách nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, tiếp nhận văn học, thế giới quan, chức năng văn học, thế giới nghệ thuật…Bên cạnh đó, học sinh cũng cần có những nhận định, ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình lí luận văn học để bài viết có sức nặng và thuyết phục.

1.6.4. Dẫn chứng là các ý kiến đánh giá của các nhà phê bình về tác gia, tác phẩm có liên quan đến vấn đề bàn bạc.

Bài làm của học sinh giỏi hay và có chất lượng cao thì không chỉ cần khả năng cảm thụ văn học tốt, sức viết lí luận dồi dào nhuần nhuyễn, khả năng diễn đạt tốt và việc vận dụng dẫn chứng tác phẩm phù hợp mà còn cần có dẫn chứng là ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Đó là những nhận định về tác phẩm văn học hoặc ý kiến đánh giá văn học sử, về lí luận văn học. Những ý kiến này sẽ là cơ sở thuyết phục cho bài văn và tăng sức nặng cho lập luận của toàn bài viết. Trong bài viết của em học sinh giỏi đã nêu ở trên, ngoài việc cảm thụ văn bản, học sinh đó còn trích dẫn chứng là các ý kiến của các nhà nghiên cứu lí luận: Nhà lý luận văn học Lưu Hiệp (Trung Quốc) từng viết Phàm việc làm văn thì nội tâm có bị xúc cảm thì lời nói mới phát ra. Nhưng xem văn

thì ngược lại: Trước xem lời văn rồi mới vào nội tâm tác giả. Nếu ta cứ theo sóng đi ngược lên nguồn thì dù văn có kín đáo cũng sáng rõ. Đời xa không ai thấy mặt nhà văn, nhưng xem văn đều thấy tiếng lòng của họ. Trong một bài viết

của một em học sinh khác khi bàn về chi tiết trong truyện ngắn, người viết bài đã trích dẫn khá nhiều ý kiến, nhận định lí luận văn học: Truyện ngắn là một thể

loại tự sự cỡ nhở, có tổ chức ngôn ngữ như lời nói thường, như một dòng ngôn từ tuôn chảy không ngừng nghỉ, không bị bó buộc bởi quy luật về số lượng hay vần điệu, nhịp điệu. Không giống với tiểu thuyết là sự trọn vẹn trong cuộc đời của nó, truyện ngắn không có tham vọng ôm vào mình một hiện thực cuộc sống rộng lớn, hoành tráng. Nó là một lát cắt gọn ghẽ “toàn truyện là một vòng khép kín không dài quá, không ngắn quá, không xô đẩy xộc xệch thậm chí không thừa một chi tiết nào” ( Bùi Việt Thắng ). Và sứ mệnh, chức năng của nó được đặt vào vai của các chi tiết nghệ thuật - “các tiểu tiết mang sức chứa về tư tưởng và cảm xúc”. Dù được xem là thành tố nhỏ nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật nhưng mỗi chi tiết nghệ thuật lại gánh vác trên đôi vai của mình những trọng trách lớn lao mà đầy cao cả. “Tùy theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác câu từ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, hội tụ tư tưởng tác giả”, “gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định” ( Từ điển thuật ngữ văn học ). Với những câu chữ thật ngắn gọn, súc tích, ý kiến đã tinh tế và sâu sắc khi khẳng định vai trò quan trọng, không thể thiếu của những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn. Nó được xem như là người “cầm cân nảy mực”, là linh hồn của một văn bản nghệ thuật”.( Lý Diệu Linh – chuyên văn k28 THPT

Chuyên Thái Nguyên ) Hoặc đó là dẫn chứng nêu ý kiến đánh giá về tác gia văn học Nam Cao: “Trong văn xuôi trước Cách mạng, chưa ai có được ngòi bút sắc

sảo, gân guốc, soi mói như Nam Cao”

Như vậy, dẫn chứng trong bài văn nghị luận rất đa dạng và phong phú với nhiều kiểu khác nhau. Học sinh cần chủ động và linh hoạt trong việc trích dẫn để phục vụ cho mục đích của bài văn.

CHƯƠNG 2: RÈN KĨ NĂNG LỰA CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪNCHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CỦA HỌC SINH GIỎI

2.1. Hình thành thói quen tích lũy dẫn chứng cho học sinh giỏi mônNgữ văn ( ghi chép sổ tay tư liệu) Ngữ văn ( ghi chép sổ tay tư liệu)

Đối với học sinh giỏi, ngay từ khi các em vào lớp 10 học chuyên văn, giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen đọc và tích lũy dẫn chứng văn học thường xuyên. Nếu không có sự bắt buộc từ phía giáo viên dạy thì đa phần các em không tự giác sưu tầm kiến thức mở rộng. Việc yêu cầu học sinh ghi chép sổ tay dẫn chứng có thể tiến hành theo nội dung từng bài học hoặc các buổi chuyên đề, ngoại khóa. Ví dụ: khi dạy bài Ca dao yêu thương tình nghĩa, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm khoảng 10 bài ca dao nói về chủ đề đó. Hoặc khi dạy đến bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, giáo viên thể ra bài tập về nhà: đọc và sưu tầm các bài thơ viết về đề tài thiên nhiên, lòng yêu nước, thương dân, các bài thơ thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới; các ý kiến đánh giá về tác gia Nguyễn Trãi và sự nghiệp thơ văn của ông…Cứ như vậy, sau ba năm học, các em có một cuốn sổ tay tư liệu dày dặn để sử dụng khi viết bài thi học sinh giỏi.

2.2. Rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng qua các tiết học luyện đề: dẫnchứng mở rộng và dẫn chứng bắt buộc, dẫn chứng cho sẵn và dẫn chứng chứng mở rộng và dẫn chứng bắt buộc, dẫn chứng cho sẵn và dẫn chứng phải tự lựa chọn.

Đối với học sinh giỏi, các tiết luyện đề sẽ có tác dụng rèn luyện kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng cho học sinh. Đối với đề bài học sinh giỏi, có những dạng đề đã cho sẵn dẫn chứng nhưng có đề bài yêu cầu học sinh tự lựa chọn dẫn chứng. Ví dụ: Dạng đề cho sẵn dẫn chứng

Đề bài: Bàn về chủ nghĩa lãng mạn, đại văn hào Macxim Gorki khẳng định: “Chủ nghĩa lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức”

Bằng sự hiểu biết về các tác phẩm “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam ) và “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Như vậy, với đề bài này, dẫn chứng đã có sẵn là hai tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao, học sinh không cần tự lựa chọn.

Tuy nhiên, đề bài dưới đây lại yêu cầu học sinh tự lựa chọn dẫn chứng:

Đề bài: Đại văn hào Vôn - te cho rằng: “Cũng giống như từ ngôn ngữ, hành động cụ thể có thể nhận ra quốc tịch của con người, thì cũng có thể từ phong cách sáng tác nhận ra một số người là người Ý, người Pháp, người Anh hay người Tây Ban Nha một cách dễ dàng” ( Bàn về sắc thái ).

Bằng một số tác phẩm văn học tiêu biểu, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Như vậy, đề bài này bàn về vấn đề phong cách văn học, cụ thể là phong cách dân tộc. Và học sinh có quyền lựa chọn dẫn chứng phù hợp để chứng minh (có thể là Việt Bắc của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, Một người

Hà Nội của Nguyễn Khải, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài…)

Tuy nhiên có những đề bài yêu cầu không chỉ có dẫn chứng trong chương trình mà cần cả dẫn chứng mở rộng.

Đề bài: Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong văn học kháng chiến chống Pháp.

Với đề bài này, học sinh không chỉ lựa chọn tác phẩm trong chương trình như Tây Tiến ( Quang Dũng ) mà còn mở rộng dẫn chứng qua các tác phẩm ngoài chương trình như Đồng chí ( Chính Hữu ), Nhớ ( Hồng Nguyên ), Con cá

chột nưa ( Tố Hữu ), Lên Tây Bắc ( Tố Hữu )…

2.3. Rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng qua việc viết bài ở nhà.

Thời gian học và luyện đề trên lớp đối với học sinh chuyên không đủ để rèn kĩ năng viết cho các em. Vì thế việc rèn giũa cho học sinh kĩ năng chọn dẫn chứng có thể thực hiện qua việc giao đề về nhà luyện viết. Ở nhà các em có thêm thời gian rảnh để đọc, sưu tầm dẫn chứng. Đồng thời các em sẽ có hứng thú và yêu thích môn học hơn. Tuy nhiên, những đề bài giáo viên giao về nhà đòi hỏi phải mới mẻ, sáng tạo, khó có thể tìm thấy ở tài liệu nào để tránh việc các em sao chép.

Ví dụ:

Đề bài sau: Bàn về chủ nghĩa lãng mạn, Macxim Gorki cho rằng: “Chủ

nghĩa lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bằng sự hiểu biết của em về văn học lãng mạn, hãy sáng tỏ nhận định trên. /.

Với đề bài này, học sinh không chỉ lấy dẫn chứng là các tác phẩm văn học lãng mạn Việt Nam (Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù) mà còn lấy các tác phẩm văn học nước ngoài như Những người khốn khổ (Huy gô), Nhà thờ Đức bà Pa ri để minh họa.

Giáo viên thu bài về và chấm sửa, rút kinh nghiệm cho học sinh về cách lựa chọn, trình bày, phân tích dẫn chứng.

2.4. Rèn kĩ năng chọn dẫn chứng qua việc làm bài tập tiểu luận theo nhóm.

Đối với học sinh cấp 3, việc rèn viết bài tiểu luận theo nhóm vừa có tác dụng rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học vừa giúp các em có tinh thần hợp tác khi làm việc với tập thể. Giáo viên có thể ra đề bài tiểu luận trong hai tuần hoặc một tháng để các em hoàn thành. Tùy vào nội dung giảng dạy từng phần mà giáo viên có thể ra những dạng bài tiểu luận có nội dung phù hợp.

Ví dụ:

- Thân phận người phụ nữ trong ca dao và văn học trung đại Việt Nam. - Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích thần kì.

- Giá trị nhân đạo trong Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

- Quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt Nam. - Thi pháp văn học trung đại Việt Nam.

- Thiên nhiên trong văn học Trung đại Việt Nam.

2.5 . Một số lỗi thường gặp trong khi lựa chọn dẫn chứng

Không phải bài làm của học sinh giỏi thì không mắc lỗi về trình bày dẫn chứng. Trong quá trình làm bài, nhiều học sinh hấp tấp hoặc tư duy kém đã không biết cách lựa chọn dẫn chứng tốt nhất để phục vụ mục đích của bài làm. Nhiều bạn mắc lỗi về dẫn chứng như: lựa chọn dẫn chứng không sát, dẫn chứng không tiêu biểu hoặc không sắc nhọn, đưa dẫn chứng theo kiểu liệt kê mà không phân tích, phân tích dẫn chứng chưa sâu, dẫn chứng quan trọng thì không phân tích kĩ mà lại phân tích kĩ dẫn chứng không quan trọng….Đối với kiểu đề làm sáng tỏ một nhận định lí luận qua việc phân tích một vài tác phẩm văn học, các

bạn học sinh giỏi thường phân tích nhưng không bám vào và trở lại xoáy vào nhận định lí luận, gần như tách biệt giữa phần lí luận và phân tích tác phẩm rời rạc.

Ví dụ: cùng một đề bài dưới đây nhưng có những bạn biết chọn dẫn chứng và có bạn thì không biết phân tích dẫn chứng.

Đề bài: Bàn về thơ, Viên Mai quan niệm: “Thơ phải do cái tình sinh ra và đó phải là những tình cảm chân thật”. Bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ vấn đề qua việc phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi )”.

Bài làm của học sinh:

Không ai biết chính xác thơ ra đời từ đâu và từ bao giờ. Có thể ngay từ khi con người xuất hiện trên đời này cũng là lúc thơ ca được ban cho sự sống. Thơ thai nghén trong tâm hồn, trái tim của những người nghệ sĩ và trong giây phút thăng hoa của cảm xúc mãnh liệt, các thi sĩ tạo ra thơ và giấu vào trong đó những tình cảm mãnh liệt của trái tim mình. Thơ ca ra đời là như thế. Bàn về nguồn gốc của thơ ca, Viên Mai quan niệm Thơ phải do cái tình sinh ra và đó

phải là những tình cảm chân thật.

Thơ ca là thể loại trữ tình bộc lộ trực tiếp cảm xúc của cái tôi tác giả trước hiện thực đời sống. Ngôn ngữ thơ ca cô đọng, hàm súc và giàu hình ảnh. Thơ ca khác hẳn với đại đa số các tác phẩm tự sự ở chỗ có nhạc điệu, tính nhạc và có vần. Mặc dù gần đây, nhiều nhà thơ lại chuộng lối viết thơ với những câu thơ dài, không có nhịp điệu rõ ràng. Thơ xuất phát từ tình cảm của trái tim thi sĩ. Tình cảm đó bùng phát rất bất ngờ, rất tình cờ, không hẹn trước, không báo trước và người nghệ sĩ phải nắm được nó, thả hồn phiêu theo dòng cảm xúc dạt dào. Chỉ khi thăng hoa, người nghệ sĩ mới có thể tạo ra các tác phẩm thơ ca có giá trị. Vì vậy, chẳng ai có thể đặt hàng trước một bài thơ như một cuốn tiểu thuyết, vì thơ chỉ ra đời khi nhà văn bắt được cái đó chín trong cảm xúc của mình, đẩy nó lên đến mức cao nhất và viết ra những đứa con thơ của mình.

Nếu không xuất phát từ tình cảm thì thơ sẽ chẳng còn là thơ nữa. Tình cảm và cảm xúc chính là cội nguồn của thơ ca. Người đọc thưởng thức thơ cũng chính là để tìm lục đằng sau những câu chữ ngôn từ một tình cảm, cảm xúc chân thật, mãnh liệt, một triết lí, bài học mà nhà văn muốn gửi gắm. Tình cảm trong

thơ không phải là tình cảm đơn thuần, đó phải là những giọt tình cảm tinh túy được chiết xuất từ trái tim. Một tác phẩm thơ chân chính không thể dung nạp những tình cảm hời hợt, sáo rỗng, nhạt nhòa. Đó phải là những cảm xúc thăng hoa của trái tim, thấm nhuần tư tưởng và siêu thăng dưới ánh sáng của lí tưởng thời đại thì mới có thể tạo nên những kiệt tác vĩ đại, in sâu vào lòng người đọc. Vì chỉ có những tình cảm mãnh liệt mới có đủ khả năng kết nối những tâm hồn đồng điệu, hướng con người tới cái tốt, cái đẹp và phê phán cái ác, cái xấu. Một tình cảm chân thật sẽ cảm hóa được hàng triệu trái tim. Một con mắt nhân đạo sẽ thắp sáng hàng triệu tâm hồn. Một bài thơ vĩ đại sẽ thay đổi cuộc sống của hàng triệu con người. Vì với thơ, tình là gốc và những tình cảm chân thật đó sẽ kết nối, cảm hóa trái tim của con người.

Thế nhưng thơ không chỉ đơn giản là tình cảm. Muốn tạo ra một tác phẩm thơ có giá trị cần phải có sự kết hợp hài hòa của tình cảm và nghệ thuật, tức là cảm xúc bên trong và hình thức bên ngoài. Nếu thơ mà chỉ có hình thức mà không xuất phát từ tình cảm thì sẽ chỉ là những câu từ có vần, có nhịp chứ chưa phải là thơ ca và người tạo ra tác phẩm đó chỉ là những người thợ chứ không phải nhà thơ chân chính. Còn nếu chỉ có tình cảm mà bỏ qua mặt nghệ thuật thì bài thơ sẽ rơi vào hố sâu tình cảm, không thể tìm thấy đường ra. Một tác phẩm chỉ được coi là kiệt tác vĩ đại khi nó là sự kết hợp hài hòa, tinh tế và sáng tạo giữa tình cảm bên trong và hình thức bên ngoài.

Câu nói trên của Viên Mai cũng đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của người nghệ sĩ và độc giả trong quá trình sáng tác và thưởng thức thơ ca. Trên cương vị là một người nghệ sĩ, các nhà văn cần phải sống với nghệ thuật, rèn luyện cho mình một đôi mắt tinh tế và một tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống.

Một phần của tài liệu V10 rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn (Trang 33)