kháng vancomycin.
- ADR cơ bản là gây tổn thương trên hệ cơ xương.
11. Cotrimoxazol: Trimethoprim/Sulfamethoxazol(TMP/SMZ) 11.1. Các chỉ định chính 11.1. Các chỉ định chính
Nhiễm trùng niệu, viêm phế quản, viêm phổi do Pneumocystis carinii, bệnh nhiễm Salmonella, Shigella, Nocardia.
Khá rộng, trên nhiều VK Gr(+) và Gr(-), tuy nhiên P.aeruginosa, Bacteroides fragilis và enterococci thường kháng thuốc.
+++ E.coli P.pseudomallei V.cholerae
P.mirabilis Nocardia P.cepacia
Klebsiella Yersinia X.maltophilia
Salmonella B.pertussis Listeria
Shigella C.diphteriae P.carinii
Staphylocoque
++ P.vulgaris Meningocoque H.influenzae
Morganella Pneumocoque Legionnella
Providencia Streptocoque A.Moraxella
+ Chlamydia Serratia Enterocoque
0 P.aeruginosa Các vi khuẩn kỵ khí Mycoplasma
11.3. Cơ chế tác dụng
Do cấu trúc tương tự như PABA nên các sulfamid ức chế cạnh tranh với các chất này trên enzym Dihydropteroat synthetase, làm gián đoạn quá trình hợp nhất PABA thành FH2- là một tiền chất trung gian của acid folic.
Trimethoprim ức chế hoạt động của Dihydrofolat reductase, nên ngăn ngừa sự khử Dihydrofolat thành Tetrahydrofolat trong chuyển hóa acid nucleic của tế bào vi khuẩn. Phối hợp sulfamid và Trimethoprim sẻ có tác dụng hiệp lực.
11.4. Tác dụng phụ
- Đặc trưng là các phản ứng dịứng, hội chứng Stevens - Jonhson, tiêu chảy, buồn nôn, hiếm gặp sốc phản vệ, suy tủy (có thể hồi phục), giảm bạch cầu hạt (rất hiếm gặp), làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận sẵn có.
- Trên gan thận: gây tăng transaminase, viêm gan, vàng da, ứ mật hoặc suy thận cấp (thiểu niệu, vô niệu).
- Trên máu gây thiếu máu do tan máu gặp nhiều ở người thiếu men G6PD. 11.5. Chống chỉ định
Người có thai nghén, cho con bú, trẻ em dưới 1 tháng tuổi, suy thận nặng, dị ứng với sulfamid, các rối loạn nặng chức năng gan, các bất thường về huyết học, huyết sắc tố bất thường.
11.6. Lưu ý khi sử dụng
- Hóa trị liệu dung nạp tốt và hiệu quả. Trong trị liệu dài hạn, cần thường xuyên kiểm tra về huyết học. Sử dụng đồng thời Cotrimoxazol với các thuốc có tác dụng như coumarin làm tăng tác dụng chống đông máu.
33
- Chỉ định rộng hơn ở dạng tiêm: nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau, kháng ß-lactamin. Các phối hợp khác với các sulfamid khác hay pyramidin không cho lợi điểm gì hơn về mặt trị liệu.
12. Nhóm oxazolidinon: Linezolin
- Có tác dụng trên VK Gr(+) như staphylococci, streptococci, enterococci,
cầu khuẩn Gr(+) kỵ khí, Corynebacterium spp., Listeria monocytogenes. Hầu như
không có tác dụng trên VK Gr(-), cả hiếu khí và kỵ khí.
- Trên lâm sàng, thường được chỉ định trong nhiễm VK Gr(+) đã kháng thuốc khác như S.pneumoniae kháng penicillin, các chủng staphylococci kháng methicillin trung gian và kháng vancomycin, enterococci kháng vancomycin.
- Thuốc được dung nạp tốt. Cần lưu ý tác dụng ức chế tuỷ xương.
13. Nhóm 5-nitro-imidazol: Metronidazol, Tinidazol, Ornidazol, Secnidazol - Trị nhiễm nguyên sinh động vật (protozoa): Trichomonas, amib ở ruột, gan - Trị nhiễm nguyên sinh động vật (protozoa): Trichomonas, amib ở ruột, gan
(Enteromoeba histolytica), Giardia; nhiễm VK kỵ khí hoặc hỗn hợp trong bụng, sản khoa, da, xương, khớp, hô hấp dưới, viêm ruột do Clostridium difficile, áp xe não( phối hợp với PNC hoặc cephalosporin), viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, nhiễm H.pylori.
- Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn, chán ăn, vị kim loại. Tác động giống disulfiram, nên không được uống rượu 24 giờ trước liều đầu hoặc 48 giờ sau liều cuối. Gây độc tính trên thần kinh.
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Penicillin có hiệu lực trên Staphylococcus aureus tiết penicillinase
a. Amoxicillin b. Penicillin
c. Oxacillin d. Carbenicillin
2. Kháng sinh có phổ rộng nhất hiện nay
a. Cephalosporin
b. Carbapenem
c. Vancomycin d. Quinolon
3. Tìm câu SAI: Aztreonam
a. Tác động bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. b. Kháng được beta-lactamase của hầu hết vi khuẩn Gr(-). c. Tác động trên vi khuẩn Gr(-) hiếu khí.
d. Phổ kháng khuẩn và độc tính giống nhóm aminoglycosid.
4. Đặc điểm nổi bật nào của aminoglycosid làm ảnh hưởng đến dược động học của nhóm thuốc này của nhóm thuốc này
a. Chấm dứt tác động nhờ chuyển hoá ở gan. b. Qua màng não dễ dàng.
c. Tính tan dễ dàng trong nước.
d. Đào thải qua thận dạng chất chuyển hoá.
5. Thuốc lựa chọn trong nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng do vi khuẩn Gr(-) khuẩn Gr(-)
a. Vancomycin
b. TMP-SMZ
c. Polymycin B
d. Bacitracin
6. Tác dụng không mong muốn KHÔNG PHẢI do sử dụng sulfonamid
a. Gây kích ứng tiêu hoá làm buồn nôn, ói mửa.
b. Hội chứng Fanconi acid amin niệu.
c. Phản ứng dịứng như phát ban, sốt. d. Gây huyết niệu, tinh thể niệu.
7. Kháng sinh không có tác dụng với Klebsiella pneumoniae
a. Azithromycin c. Ceftriaxon
b. Amoxicillin/clavulanat d. Piperacillin
8. Cephalosporin có hoạt tính cao với vi khuẩn kỵ khí như B.fragilis
a. Cefaclor c. Cefoxitin b. Cephalexin d. Cphalothin