Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần entech việt nam (Trang 35 - 36)

c. Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nướ

3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng laođộng động

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ phải đảm bảo quyền

và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ.

Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ là bảo vệ các quyền và lợi ích mà pháp luật đã quy định cho NLĐ và NSDLĐ được thực hiện, không bị các chủ thể khác xâm hại. Trong QHLĐ, NLĐ khó có điều kiện thỏa thuận bình đẳng thực sự với bên sử dụng lao động, nên họ cần được đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình như đảm bảo về việc làm, đảm bảo về thu nhập và đời sống, đảm bảo về quyền nhân thân… Còn đối với NSDLĐ, họ có quyền quản lý nên không cần thiết phải bảo vệ họ ở tất cả các phương diện như đối với NLĐ – người có nghĩa vụ phải tuân thủ. Tuy nhiên, pháp luật lao động phải đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của họ bởi họ là một bên không thể thiếu để hình thành và duy trì QHLĐ. NSDLĐ cần được đảm bảo đầy đủ các quyền đối với tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh, được tự chủ trong quản lý và phân phối sản phẩm, có quyền tự do liên kết và phát triển trong quá trình sử dụng lao động. Các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ thể hiện qua các điều khoản thỏa thuận của họ trong HĐLĐ. Chính vì vậy, pháp luật cần phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ trong quá trình giao kết các điều khoản thỏa thuận này trong HĐLĐ và trong quá trình thực hiện chúng. Hay nói cách khác, hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng lao động nói riêng: bởi lẽ HĐLĐ cũng là một loại hợp đồng - là sự thỏa hiệp

giữa các chủ thể, tức là có sự ưng thuận giữa các bên với nhau. Đương nhiên việc hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ sẽ dựa trên cơ sở hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về lao động nói riêng. Nhà nước buộc các bên khi giao kết hợp đồng phải tôn trọng đạo đức, trật tự xã hội, trật tự công cộng. Trong những trường hợp thật cần thiết, nhân danh tổ chức quyền lực công, nhà nước có thể can thiệp vào việc ký kết hợp đồng và do đó giới hạn quyền tự do giao kết hợp đồng.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ phải đảm bảo sự phù

hợp của các quy định pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện HĐLĐ với pháp luật quốc tế.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), có trách nhiệm thực hiện các quy định của tổ chức này trong phạm vi điều kiện kinh tế - xã hội quốc gia. Các quy định pháp luật lao động của Việt Nam nói chung, và các quy định về giao kết và thực hiện HĐLĐ của Việt Nam nói riêng, phải phù hợp với các quy định của ILO là vấn đề vừa cần thiết, vừa tất yếu. Đó cũng là điều kiện để chúng ta có thể hội nhập quốc tế và tận dụng các cơ hội hợp tác và phát triển đất nước. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn 17 trong số gần 200 công ước của ILO9. Trong đó, chủ yếu là các quy định về tuổi lao động tối thiểu, sử dụng lao động nữ và lao động trẻ em, an toàn và vệ sinh lao động, bình đẳng nam nữ và vấn đề phân biệt đối xử trong lao động… Đây là những quy định quan trọng, cần thiết phải cân nhắc trong quá trình giao kết HĐLĐ, và cần được duy trì trong quá trình thực hiện HĐLĐ. Việc hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ phải dựa trên yêu cầu điều chỉnh pháp luật, cơ sở điều kiện kinh tế xã hội trong nước và sự vận dụng phù hợp các quy định của pháp luật quốc tế trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần entech việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w