Giới thiệu thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản sang thị trường trung quốc của công ty TNHH ngọc diệp (Trang 28 - 34)

Trung Quốc có tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Dân số Trung Quốc tính đến ngày 11/4/2019 là 1.418.950.842 người (theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc), khoảng 59,15% dân số sống ở thành thị. Đây là quốc gia đông dân nhất, chiếm 18,47% dân số thế giới. Với dân số 1,4 tỷ dân và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu có nhu cầu thực phẩm ngày một gia tăng, Trung Quốc đang là điểm đến hấp dẫn cho các công ty nông nghiệp trên khắp thế giới.

Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân gần 10% cho tới tận năm 2014, nhờ đó tăng GDP bình quân đầu người lên gần 49 lần, từ 155 USD hiện hành (1978) lên 7.590 USD vào năm 2014 đồng thời đã đưa 800 triệu người khỏi tình trạng nghèo đói. Tại các trung tâm đô thị của Trung Quốc, nghèo đói dường như đã bị xóa hẳn. Với dân số 1,4 tỷ dân và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu có nhu cầu thực phẩm ngày một gia tăng, Trung Quốc đang là điểm đến hấp dẫn cho các công ty nông nghiệp trên khắp thế giới.

Tầng lớp trung lưu tại quốc gia này có nhu cầu ăn phong phú hơn và đặc biệt là yêu cầu về chất lượng thực phẩm phải an toàn và đảm bảo hơn. Trong khi đó, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu, diện tích canh tác của Trung Quốc giảm từ xấp xỉ 125 triệu héc ta năm 1991 xuống còn 106 triệu ha năm 2014.

Ngoài ra, số liệu của Bộ Bảo Vệ Môi Trường Trung Quốc cũng báo cáo rằng khoảng 20% đất nông nghiệp đang bị ô nhiễm, chủ yếu bởi cadmium, nickel và arsen. Trước tình hình này, nhu cầu nhập khẩu nông sản và thực phẩm an toàn của Trung Quốc ngày càng cao.

Cũng số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Trung Quốc tăng từ 9 tỷ USD năm 2000 lên gần 113 tỷ USD năm 2015, chiếm 8,3% tổng kim ngạch thương mại của nhóm mặt hàng này của toàn thế giới. Tiềm năng nhập khẩu nông sản và thực phẩm của thị trường Trung Quốc là rất lớn.

3.2.1.1.Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2016, Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới.

Biểu đồ 3.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 2015 – 2018

(đơn vị: triệu USD)

(nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại Việt - Trung năm 2016 đạt 71,9 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2015; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 21,97 tỷ USD, tăng 28,4%, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là 49,93 tỷ USD, tăng 0,9%; nhập siêu 27,9 tỷ USD, giảm 13,67% so với 2015.

Cũng theo số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng năm 2017, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 73,3 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng hơn 20% tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 41,26 tỷ USD hàng hóa (tăng 16,56%), nhập khẩu 65,43 tỷ USD (tăng 11,68%) so với 2017.

Ngày 8/11/2017 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị giao thương và Lễ ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. 60 đại diện của các doanh nghiệp Trung Quốc cùng với các doanh nghiệp Việt Nam ký kết hàng chục thỏa thuận hợp tác trong đó chủ yếu là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Các chuyên gia tại Hội nghị cho rằng đây là điều vô cùng đặc biệt, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch thương mại, tăng cường khả năng xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như nông sản, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử…, cũng như thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam. Bên cạnh đó, ưu đãi thuế quan của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (ACFTA) cũng như các cam kết quốc tế khác của Trung Quốc đã và đang tạo thuận lợi cho hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam thâm nhập, mở rộng thị phần tại thị trường này

Đây được coi là bước đà để củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa hai quốc gia cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường Trung Quốc, giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh xuất khẩu.

Tuy nhiên, 2 tháng khởi đầu năm 2019, trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 14,63 tỷ USD, sụt giảm 1,1% so với cùng kỳ 2018. Trong 10 năm trở lại đây (từ 2009), đây là lần đầu tiên kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Trung Quốc bị sụt giảm trong 2 tháng đầu năm. Việc sụt giảm chủ yếu do kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc giảm mạnh. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng cao trở lại với gần 24,2 tỷ USD do xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đầu 2018. Nguy cơ nới rộng nhập siêu không chỉ thể hiện qua những con số cụ thể` mà còn từ thực tế diễn biến xuất khẩu của Việt Nam đang sụt giảm mạnh ở thị trường này. Nhất là với nhóm hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp như gạo, rau quả đang gặp khó khi Trung Quốc đẩy mạnh vấn đề truy xuất nguồn gốc và đòi hỏi việc xuất khẩu (từ Việt Nam) thông qua hoạt động xuất khẩu chính ngạch.

3.2.1.2.Nhu cầu thị trường

Trung Quốc đang chuyển mạnh từ một thị trường tương đối dễ tính sang một thị trường đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, an toàn thực phẩm. Do đó, trong mấy năm gần đây, đã có nhiều thay đổi của nước này trong các quy định đối với trái cây và nông sản nhập khẩu. Xu hướng tiêu dùng của Trung Quốc cũng đang thay đổi mạnh mẽ khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, sự xuất hiện của lớp người tiêu dùng

thuộc thế hệ sau những năm 1990… Với thu nhập bình quân hộ gia đình trong khoảng 9.000 - 34.000 USD/năm (số liệu năm 2012), giới trung lưu Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về thực phẩm đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể cung cấp đủ để đáp ứng nhu cầu này.

Theo McKinsey, tầng lớp thượng trung lưu hiện chỉ chiếm 14% số hộ gia đình ở các thành thị Trung Quốc, khá ít nếu so với tầng lớp trung lưu bình thường. Tuy nhiên, tới năm 2022, McKinsey ước tính tầng lớp thượng trung lưu sẽ vươn lên chiếm 54% số hộ gia đình ở thành thị.

Để đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm, các doanh nghiệp Trung Quốc đang di chuyển ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn cung nông sản mới. Một số đã khảo sát cơ hội, hoặc đã đầu tư vào Argentina, Brazil và Canada.

Các mặt hàng nông sản được Trung Quốc nhập nhiều nhất là đậu nành, thịt, ngũ cốc và sữa. Năm 2016, Brazil và Mỹ chiếm phần lớn lượng đậu nành nhập khẩu vào Trung Quốc, còn Nga và Canada dẫn đầu về cá, New Zealand về sữa. Dưới đây là một số mặt hàng nông sản quan trọng và các nước cung cấp hàng đầu cho Trung Quốc:

- Đậu nành (38,3 tỷ USD): Brazil, Mỹ, Argentina và Canada.

- Cá và thủy sản (6,9 tỷ USD): Nga, Canada, New Zealand, Nauy và Indonesia. - Nước giải khát và đồ uống có cồn (4,9 tỷ USD): Pháp, Mỹ, Úc, Đức, Chile, Tây Ban Nha.

- Ngũ cốc, bột mì, chế phẩm từ sữa (4,6 tỷ USD): Hà Lan, Ireland, New Zealand, Đức, Hàn Quốc, Đan Mạch, Singapore và Indonesia.

- Cao lương, lúa mạch, lúa mì và bắp (4,1 tỷ USD): Mỹ, Úc.

- Các sản phẩm sữa (3,5 tỷ USD): New Zealand, Úc, Pháp, Mỹ và Đức. - Thịt heo (3,2 tỷ USD): Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Đan Mạch và Canada.

- Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (3,1 tỷ USD): Mỹ, Peru, Việt Nam, Canada và Thái Lan. Bột cá là thành phần chính.

- Thịt bò (2,5 tỷ USD): Brazil, Uruguay, Úc, New Zealand và Argentina.

- Nội tạng động vật (2,5 tỷ USD): Mỹ, Đức, Đan Mạch, Canada và Tây Ban Nha. - Các chế phẩm thực phẩm khác (2,2 tỷ USD): Mỹ, Việt Nam, Úc, Thái Lan và Đài Loan. Xuất khẩu của Việt Nam bao gồm chiết xuất cà phê.

- Thịt gà (1,3 tỷ USD): Brazil.

- Trái cây và rau quả (981 triệu USD): Mỹ, Hàn Quốc, Brazil, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế đã chậm lại ở Trung Quốc, dữ liệu nhập khẩu cho thấy đây vẫn là một trong những thị trường năng động nhất.

3.2.1.3. Thị trường cung ứng

Trong những năm gần đây, Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Quảng Đông đã tiêu thụ một lượng lớn rau hoa quả nhập khẩu từ khu vực ASEAN, trong đó lượng trái cây nhập khẩu của Quảng Đông chiếm tới khoảng 50% tổng lượng trái cây nhập khẩu từ các nước ASEAN của Trung Quốc. Thực tế là ASEAN đã trở thành nhà cung ứng trái cây lớn nhất của Trung Quốc trong năm 2006.

Nguồn cung từ ASEAN chiếm khoảng 17% thị phần nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc, tương đương 18 tỷ USD.

Trong khu vực Đông Nam Á, các nước xuất khẩu nông sản nhiều nhất sang Trung Quốc là: Thái Lan (6,2 tỷ USD), Indonesia (4,1 tỷ USD), Việt Nam (3 tỷ USD), Malaysia (2,6 tỷ USD), Philippines (618 triệu USD), Singapore (419 triệu USD).

Các nước có mặt hàng nông sản xuất khẩu đa dạng nhất là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam nhờ có chiến lược tập trung vào năng suất và đa dạng hóa sản phẩm.

Các nhóm hàng mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ khu vực ASEAN là: - Dầu cọ (7 tỷ USD): Indonesia, Malaysia.

- Trái cây và các loại hạt (5,9 tỷ USD): Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Xuất khẩu của Thái Lan thống trị về sầu riêng và nhãn. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là thanh long và nhãn. Philippines cung cấp chuối và dứa. Chile, Mỹ, New Zealand và Úc cũng là những nhà cung cấp các sản phẩm trái cây ôn đới chính.

Biểu đồ 3.4. Các quốc gia xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc năm 2018

(nguồn: Produce Report)

- Cao su tự nhiên (3,4 tỷ USD): Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Myanmar và Lào.

- Sắn chiên (1,8 tỷ USD): Thái Lan, Canada và Việt Nam```` - Gạo (1,6 tỷ USD): Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Campuchia. - Bột sắn (892 triệu USD): Thái Lan và Việt Nam.

- Cacao (685 triệu USD): Malaysia, Indonesia, Singapore. - Cà phê (494 triệu USD): Việt Nam, Malaysia.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản sang thị trường trung quốc của công ty TNHH ngọc diệp (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w