Giải pháp đối với công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản sang thị trường trung quốc của công ty TNHH ngọc diệp (Trang 46 - 47)

•Thứ nhất: Nghiên cứu và tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kiểm nghiệm, bao gói, bảo quản sản phẩm

Cần phát triển công nghệ bảo quản tươi cho trái cây cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng về lưu trữ, bảo quản; cần nhập thêm công nghệ tiên tiến hơn để bảo quản các loại trái cây cũng như hệ thống và tiêu chuẩn quản lý chất lượng hiện đại hơn cho các mặt hàng nông sản; làm tốt hơn việc quản lý nguồn gốc xuất xứ, quản lý về bao bì để nhanh chóng được thông qua quy trình kiểm định kiểm dịch của Hải quan Trung Quốc; nên tiến hành xây dựng chuỗi kho lạnh và có những quy định về chính sách truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

•Thứ hai : Chủ động thực hiện tốt công tác thị trường, thông tin, tiếp thị.

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua Hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường, bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ trợ giá, trợ cấp. Nhu cầu của thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sản phẩm mà nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định và trong một thời kỳ nhất định với một môi trường Marketing nhất định và chương trình Marketing nhất định. Tăng cường công tác dự báo thị trường là việc công ty triển khai thường xuyên và đồng bộ các biện pháp thủ công lẫn hiện đại để dựa trên những số

liệu thu thập được về thị trường, từ đó đưa ra dự báo gần nhất về nhu cầu của thị trường trong tương lai

Việc tham gia các hội chợ triển lãm nhất là ở nước ngoài có thể gặp khó khăn về kinh phí do giá thuê gian hàng đắt. Vì vậy doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt thông tin qua Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại hoặc nối mạng Internet để từ đó có thể tìm được những bạn hàng tin cậy, nắm bắt được tương đối chính xác nhu cầu thị trường đối với hàng hóa của mình cũng như khả năng cung cấp của thị trường đó.

•Thứ ba: Đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho nhân viên

- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện kế hoạch.

- Đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế.

- Đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung để cán bộ có đủ trình độ giao dịch quốc tế.

Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý, nhân viên xuất nhập khẩu cũng cần nắm được những công nghệ khoa học điện tử tiên tiến, áp dụng vào quy trình làm việc để giảm chi phí lao động. Một điều quan trọng nữa là cần nắm bắt tình hình kinh tế thế giới và luôn sẵn sang xử lý các tình huống.

Đánh giá, lựa chọn thị trường phù hợp với mặt hàng xuất khẩu chủ chốt

Công ty cần có những hiểu biết về thì trường mà mình chuẩn bị hướng tới thâm nhập, lựa chọn xuất khẩu những mặt hàng được đánh giá là tiềm năng nhất để thu về lợi nhuận như đã định hướng.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản sang thị trường trung quốc của công ty TNHH ngọc diệp (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w