trong hoạt động xuất khẩu nông, lâm sản sang thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Ngọc Diệp
3.2.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường
Trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng làm cho cạnh tranh càng không ngừng khốc liệt. Trong bối cảnh chung ấy, hoạt động nghiên cứu thị trường để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng trở nên quan trọng. Ở Công ty Ngọc Diệp, công tác nghiên cứu thị trường được công ty thực hiện bằng việc tìm kiếm các thông tin từ mạng internet, qua các tổ chức của nhà nước như, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Bằng cách này, công ty đã tiết kiệm được chi phí nghiên cứu thị trường ngay từ ban đầu.
Công ty đã và đang tập trung đầu tư tiền bạc và thời gian để tập trung nghiên cứu thị trường Trung Quốc nhằm tìm kiếm được thêm nhiều hơn nữa những đối tác tại thị trường này. Đầu tiên là khâu nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp đã tìm hiểu về các mặt kinh tế, xã hội của Trung Quốc, phân tích và đánh giá về triển vọng của ngành xuất khẩu nông, lâm sản tại đây. Cùng với đó là đưa ra những dự báo về nhu cầu của thị trường để có thể phán đoán được hướng phát triển của ngành cũng như cầu thị trường. Làm tốt công tác nghiên cứu và dự báo thị trường giúp cho công ty có thể nhận ra những rủi ro khi hoạt động tại thị trường Trung Quốc và sớm có công tác chuẩn bị để né tránh hoặc chủ động tìm phương án giải quyết khi buộc phải đối mặt với rủi ro, tránh được tổn thất lớn nhất. Việc đứng vững qua những rủi ro, khủng hoảng giúp công ty ngày càng lớn mạnh hơn, dễ dàng tìm kiếm những cơ hội hợp tác hơn.
sơ bộ về các đối thủ cạnh tranh ở thị trường Trung Quốc cũng như trong nước, tiến hành so sánh giữa doanh nghiệp mình và đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh để có sự đầu tư hơn nữa cũng như xem lại những yếu kém, lỗ hổng của doanh nghiệp mình để tìm cách khắc phục sớm nhất có thể. Việc cải thiện được những yếu điểm của doanh nghiệp có thể sớm khiến doanh nghiệp lọt vào tầm ngắm của những công ty có nhu cầu nhập khẩu nông, lâm sản. Từ đó dễ dàng tìm kiếm các đối tác mới tại thị trường này hơn. Khách hàng của công ty ở thị trường Trung Quốc chủ yếu là những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty. Công ty luôn cố gắng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của đối tác do đó, những công ty đã có quan hệ làm ăn với công ty thường sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Đây được xem như một thế mạnh của công ty vì giữ uy tín và tạo được hình ảnh đẹp trong ấn tượng của nhà nhập khẩu.
3.2.3.2 Công tác xúc tiến thương mại
Giao tiếp xúc tiến bán hàng trong kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động rất quan trọng.
- Công ty đã tham gia Hội chợ Triển lãm Thương mại quốc tế (Lạng Sơn) Trung- Việt tổ chức hàng năm, tạo một mặt bằng tốt cho giới thương mại hai nước Trung-Việt trao đổi trực tiếp, có lợi cho giới thiệu sản phẩm nhiều lĩnh vực của hai nước, thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác.
- Tham dự, giao lưu với các đối tác tiềm năng trong khu vực và quốc tế trong những buổi hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế.
- Tích cực tham dự và có gian hàng hàng trưng bày sản phẩm, quảng bá thương hiệu nhằm nắm bắt xu thế của thị trường tại các hội chợ lớn trong nước và quốc tế.
- Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh công ty qua các phương tiện như Internet, báo chí chuyên ngành…