4.2.2.1.Đối với Nhà nước
Thứ nhất, cần phải tiếp tục nghiên cứu định hướng, chiến lược xuất khẩu nông sản thực phẩm một cách toàn diện trong điều kiện hiện nay của đất nước. Để làm được điều đó cần có những đánh giá và dự báo sát thực về thực trạng sản xuất cũng như sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trong thời gian tới. Từ đó, xây dựng chiến lược và chương trình cần thiết nhằm điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu ttư và định hướng phát triển các loại mặt hàng nông sản cho phù hợp với tình hình thực tế của thế giới nói chung và trong nước nói riêng.
nông nghiệp, hướng đến sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên cứu, phát triển giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách tài chính như chính sách thuế, bảo hiểm, rủi ro,... giúp hoạt động xuất khẩu được tiến hành hiệu quả hơn. Tiến tới xóa bỏ chính sách đầu tư của Nhà nƣớc vào các ngành hàng nông sản xuất khẩu thông qua các chính sách hỗ trợ thuế, giá, lãi suất tín dụng... Cần tập trung vào đầu tư KHCN sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Thứ tư, chú trọng đầu tư phát triển công tác đào tạo kiến thức về toàn cầu hóa, xu thế hội nhập, kinh tế thị trường, phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ,... đến với mọi đối tượng có liên quan đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông sản trong nước. Tăng cường kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước.
4.2.2.2.Đối với Bộ, ngành
- Cần tăng cường sự phối hợp gắn kết chặt chẽ giữa các bộ (Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính,...) trong việc chỉ đạo sản xuất, xuất khẩu của từng mặt hàng nông sản cụ thể.
- Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà các bộ, ngành sẽ ban hành các chính sách và giải pháp phù hợp cho từng ngành nhằm tạo điều kiện cho các mặt hàng nông sản có cơ chế để phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, các chính sách phải đảm bảo tính thống nhất, hỗ trợ và bổ sung cho nhau tránh chồng chéo, mâu thuẫn ảnh hưởng đến sự phát triển của các mặt hàng.
- Xây dựng và đảm bảo cơ chế lợi ích hài hòa giữa các khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu dựa trên sự phát triển của từng ngành hàng cụ thể. Phân tích các tác nhân của quá trình hội nhập nhằm chia sẻ lợi ích cũng nhƣ rủi ro của các tổ chức, cá nhân có tham gia vào hoạt động xuất khẩu nông sản.
4.2.2.3.Đối với các Hiệp hội
Để nâng cao vai trò của các hiệp hội trong việc thúc đẩy thương mại hàng nông sản của Việt Nam, các hiệp hội cần phải:
- Có cơ chế quản lý chuyên nghiệp với các quy định về hội vuờn, tổ chức bộ máy, tài chính của hiệp hội, chức năng quản lý, đàm phán và kiểm tra giám sát các hội
vườn.
- Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp, trao đổi thông tin thường xuyên về sự phát triển của KHCN, thị hiếu, giá cả thị trường trong nước và nước ngoài. Phối hợp hành động giữa các hội về xúc tiến thương mại như tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế, thăm dò, khảo sát các thị trường lớn,...
- Liên kết, bảo vệ lẫn nhau, chống những hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường, đầu cơ gây tổn hại đến lợi ích chung. Đồng thời giúp đỡ nhau trong các vấn đề về vốn, đào tạo, môi giới, kỹ năng quản lý và áp dụng công nghệ mới. Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.
- Tăng cường công tác thông tin và dự báo về thị trường để các doanh nghiệp có giải pháp chiến lược, phù hợp với các mặt hàng xuất khẩu cụ thể