Các đề xuất xây dựng TOWS chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới việt nam (Trang 39 - 44)

ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam

Công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan, trong thời gian qua công ty đã chưa quan tâm nghiên cứu, lập kế hoạch, chính sách và triển khai công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty. Việc hoạch định một chiến tược cần đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu, cần phải thiết lập và sử dụng các công cụ phân tích tình thế chiến lược bao gồm “các ma trận IFAS, EFAS - phân tích môi trường, TOWS để đưa ra phương án chiến lược kinh doanh và QSPM để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp” từ đó công ty có thể nắm rõ được tình thế chiến lược kinh doanh của mình để đưa ra được những chính sách và hoạt động đúng đắn, một cách phù hợp.

3.3. Các đề xuất, kiến nghị để giải quyết vấn đề hoạch định chiến lược phát triển thịtrường tại công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam. trường tại công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam.

3.3.1. Đề xuất hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần hóa chấtcông nghệ mới Việt Nam công nghệ mới Việt Nam

1 Các đề xuất xây dựng TOWS chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần hóachất công nghệ mới Việt Nam chất công nghệ mới Việt Nam

Để có thể hoạch định chiến lược kinh doanh đòi hỏi công ty cần nghiên cứu kỹ, chi tiết các nhân tố thuộc môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Để việc hoạch định chiến lược thật hiệu quả công ty nên sử dụng ma trận TOWS phân tích đầy

đủ những điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ công ty cũng như các cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới công ty.

Tác giả sử dụng mô thức TOWS để đưa ra một số phương án chiến lược phát triển thị trường như sau:

Bảng 1.7: Mô thức TOWS hình thành các chiến lược của công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam

TOWS

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

S1: Công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực làm việc tốt và năng động. S2: Công ty có khả năng tự chủ về tài chính cao. S3: Có uy tín nhất định trên thị trường. S4: Lãnh đạo có chuyên môn và kinh nhiệm quản lý lâu năm.

S5: Nguồn cung nhập khẩu ổn định.

W1: Hoạt động markrting và xúc tiến bán hàng chưa hiệu quả.

W2: Hệ thống thông tin chưa được quan tâm đầu tư. W3: Quy mô công ty còn nhỏ.

Cơ hội (O) Chiến lược (SO) Chiến lược (WO)

O1: Thị trường hóa chất luôn tăng trưởng cùng với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế.

O2: Nhà cung ứng uy tín, lâu dài.

O3: Chính trị miền bắc ổn định.

O4: Việt Nam có dân số cao, tốc độ tăng nhanh, tập trung ở thành thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội và các thành phố vệ tinh.

O5: Khu vực các thành phố lớn có kinh tế phát triển lâu năm

S1, S2, S3, S5, O1, O2, O4: Chiến lược phát triển thị trường vào các thị trường thành phố vệ tinh ở miền bắc.

S1, S2, S3, S5, O1, O2, O5 Chiến lược phát triển thị trường vào các thị trường thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh

W1, O1: Chiến lược phát triển thị trường miền bắc trên cư sở nâng cao hiệu quả Marketing và xúc tiến bán hàng.

Thách thức (T) Chiến lược (ST) Chiến lược (WT)

T1: Rào cản gia nhập mới không lớn.

T2: Miền bắc có nhiều công ty hóa chất lớn trong ngành.

T3: Việt Nam gia nhập CPTPP

S4, S5, T2, T3: Chiến lược phát triển thị trường miền bắc thông qua dẫn đạo về chi phí.

W1, T2, T3: Chiến lược phát triển thị trường miền bắc bằng cách liên minh với các công ty khác.

(Nguồn: tác giả) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bằng cách lập ma trận TOWS, có thể kết hợp đưa ra các chiến lược mà Công ty có thể lựa chọn. Điển hình là các nhóm chiến lược sau:

Nhóm chiến lược điểm mạnh – cơ hội SO bao gồm chiến lược (S1, S2, S3, S5 + O1, O2, O4) và chiến lược (S1, S2, S3, S5 + O1, O2, O5): Với lợi thế là đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao và năng động, cùng với nguồn cung nhập khẩu ổn định, tốc độ đô thị hóa, sự tăng trưởng của nền kinh tế và ngành hóa chất ở miền Bắc tạo điều kiện cho công ty thực hiện mục tiêu phát triển thị trường và mở rông tiêu thụ đối với sản phẩm hóa chất PAC (Poly Aluminium Chloride) dùng trong xử lý nước sang những khu vực thị trường các thành phố vệ tinh như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên và đồng thời phát triển sang khu vực thị trường các thành phố phát triển như Quảng Ninh và Hải Phòng.

Nhóm chiến lược WO điểm yếu – cơ hội (W1 + O1): Chiến lược phát triển thị trường miền Bắc trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và xúc tiến bán. Sự tăng trưởng chung của nền kinh tế kéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành như ngành thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng hóa, xử lý môi trường, sản xuất vật liệu Polyme,.. qua đó thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu các sản phẩm về hóa chất, tạo môi trường cho công ty phát triển. Chính vì thế công ty cần nâng cao nguồn lực thông tin để nắm bắt một cách kịp thời những biến động của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ từ có những thay đổi, cải cách một cách kịp thời và phù hợp.

Nhóm chiến lược ST điểm mạnh – thách thức (S2, S4, S5 + T2, T3): Chiến lược phát triển thị trường miền Bắc thông qua dẫn đạo về chi phí. Hoạt động sản xuất của công ty ổn định, năng lực tài chính tốt và có khả năng mở rộng cùng với lãnh đạo có kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp công ty có những hoạt động kinh doanh và phân phối một cách phù hợp, giúp giảm bớt chi phí để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh lớn tại thị trường miền Bắc trong thời kỳ kinh tế có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực như hiện nay.

Nhóm chiến lược điểm yếu - thách thức WT (W1 + T2, T3): Chiến lược phát triển thị trường miền Bắc bằng việc liên minh liên kết với các công ty sản xuất và kinh doanh hóa chất khác. Hoạt động marketing và xúc tiến bán của công ty còn tồn tại nhiều hạn chế, song tại thị trường miền Bắc có nhiều công ty hóa chất lớn vừa có năng lực sản xuất cũng như năng lực phân phối lớn hơn, các nhà cung ứng chiếm ưu thế rõ

rệt và Việt Nam vừa gia nhập CPTPP. Chính vì vậy công ty nên liên kết với các công ty hóa chất khác trong ngành để phát triển thị trường tại miền Bắc.

2 Đề xuất lựa chọn phương án chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam

Để đánh giá lựa chọn các phương án chiến lược công ty nên sử dụng mô thức QSPM:

Chiến lược 1: Chiến lược phát triển thị trường miền Bắc trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và xúc tiến bán.

Chiến lược 2: Chiến lược phát triển thị trường miền Bắc thông qua dẫn đạo về chi phí.

Bảng 1.8: Mô hình QSPM đối với công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam Các yếu tố cơ bản Thang điểm quan trọng

Chiến lược 1 Chiến lược 2 Điểm quan trọng Tổng điểm quan trọng Điểm quan trọng Tổng điểm quan trọng Khả năng tài chính tốt 0.1 3 0.3 4 0.4 Nguồn cung ổn định 0.2 4 0.8 4 0.8 Nhân lực có trình độ cao, có

kinh nghiệm lâu năm 0.15 4 0.6 2 0.3

Lãnh đạo có chuyên môn và

quản lý lâu năm 0.15 2 0.3 3 0.45

Có uy tín nhất định trên thị

trường 0.1 2 0.2 1 0.1

Hoạt động marketing và xúc

tiến bán còn chưa hiệu quả 0.15 4 0,6 2 0.3

Hệ thống thông tin chưa

được quan tâm đầu tư 0.05 3 0.15 1 0.05

Thị trường hóa chất đang

tăng trưởng ở miền Bắc 0.15 4 0.6 3 0.45

Khu vực các thành phố lớn

có kinh tế phát triển lâu năm 0.1 4 0.4 2 0.2

Quy mô công ty còn nhỏ 0.1 1 0.1 1 0.1

Nhà cung ứng uy tín, lâu dài 0.1 2 0.2 4 0.4

Tình hình chính trị ở miền

Bắc ổn định 0.05 3 0.15 2 0.1

Việt Nam có dân số cao, tốc độ tăng nhanh, tập trung ở khu vực thành thị đặc biệt là khu vực miền Bắc và thủ đô Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0.15 4 0.6 1 0.15

Rào cản gia nhập ngành

không cao 0.1 2 0.2 1 0.1

Nền kinh tế đang trên đà

tăng trưởng 0.1 3 0.3 3 0.3

Việt Nam gia nhập CPTPP 0.15 4 0.6 4 0.6

Khí hậu nóng ẩm miền Bắc ảnh hưởng đến quá trình bảo quản hóa chất

0.05 3 0.15 3 0.05

Miền Bắc có nhiều công ty

hóa chất lớn 0.1 4 0.4 3 0.3

Khách hàng giành lợi thế

trong thương lượng 0.1 4 0.4 1 0.1

Từ ma trận QSPM, công ty có thể lựa chọn chiến lược phát triển thị trường miền Bắc trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và xúc tiến bán với tổng điểm là 6.6 điểm, phù hợp nhất với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Để có thể phát triển sang thị trường miền Bắc công ty cần triển khai các nguồn lực một cách hợp lý để thực hiện hoạt động marketing và xúc tiến bán một cách hiệu quả nhất. Ngoài chiến lược này công ty cũng có thể lựa chọn chiến lược phát triển thị trường miền Bắc thông qua dẫn đạo về chi phí vì tổng điểm của nó cũng khá cao (6.35 điểm).

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới việt nam (Trang 39 - 44)