Từ kết quả phỏng vấn kết hợp với dữ liệu thứ cấp về phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của công ty, tác giả tổng hợp được các cơ hội thách thức như sau:
Thị trường hóa chất luôn tăng trưởng cùng với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế tạo thuận lợi cho ngành hóa chất. Bên cạnh đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây kéo theo cơ hội cho ngành hóa chất phát triển mạnh mẽ.
Việt Nam có dân số cao, tốc độ tăng nhanh, tập trung ở thành thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội, các thành phố vệ tinh như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và các khu vực kinh tế phát triển như Hải Phòng - Quảng Ninh. Mật độ dân số càng tăng cao thì nhu cầu về xử lý nước càng lớn, đây là cơ hội hấp dẫn đối với chiến lược phát
triển thị trường sản phẩm hóa chất PAC (Poly Aluminium Chloride) trong lĩnh vực xử lý nước của công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam.
Nhà cung ứng uy tín, lâu dài là nguồn lực cần thiết các chiến lược xúc tiến và chiến lược phát triển thị trường của công ty. Ngoài ra, công ty còn đánh giá một số thách thức lớn khác như miền bắc có nhiều công ty hóa chất lớn; luật pháp còn nhiều điều kiện chồng chéo, bất cập và lạc hậu. Cùng với đó là rào cản gia nhập của lĩnh vực kinh doanh phân phối hóa chất không quá lớn làm gia tăng đối thủ cạnh tranh cho công ty. Thị trường còn chứa nhiều các yếu tố tạo nên cơ hội cho công ty như: Tình hình chính trị ở miền bắc ổn định tạo môi trường hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp ổn định.
Việt Nam gia nhập hiệp định CPTPP tạo ra lợi thế về giảm thiểu thuế quan cho các doanh nghiệp của các nước thành viên khi thông quan với nhau, trong đó Nhật Bản là một đối tác lớn của công ty và cũng là thành viễn trong tổ chức này. Điều này dẫn đến sự đe dọa gia nhập vào thị trường của các doanh nghiệp các nước thành viên trong CPTPP, đặc biệt là Nhật Bản, một trong những nước có ngành công nghiệp hóa chất phát triển của thế giới có thể mở đại lý phân phối trực tiếp tại thị trường Việt Nam.
Công ty nên sử dụng mô thức EFAS để đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty để đánh giá sự ảnh hưởng và mức độ quan trọng của các nhân tố. Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 1.0 (quan trọng nhất) đến 0.0 (không quan trọng). Tổng độ quan trọng bằng 1.0. Đánh giá xếp loại cho thấy cách thức mà chiến lược của công ty phản ứng với mỗi nhân tố, mức xếp loại 4 cho thấy công ty phản ứng tốt, 3 là phản ứng ở mức độ trung bình khá, 2 là phản ứng trung bình, và 1 là ít phản ứng.
Bảng 1.5: Mô thức EFAS cho công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam
Các yếu tố bên ngoài Mức độ
quan trọng Xếp loại quan trọngTổng điểm Cơ hội:
1. Thị trường hóa chất luôn tăng trưởng cùng với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế.
0.15 4 0.6
2. Nhà cung ứng uy tín, lâu dài. 0.1 2 0.2
3. Chính trị miền bắc ổn định. 0.05 3 0.15
4. Việt Nam có dân số cao, tốc độ tăng nhanh, tập trung ở thành thị đặc biệt là thủ
đô Hà Nội và các thành phố vệ tinh. 5. Khu vực các thành phố lớn có kinh tế phát
triển lâu năm 0.1 4 0.4
Thách thức:
1. Rào cản gia nhập mới không lớn. 0.1 2 0.2
2. Miền bắc có nhiều công ty hóa chất lớn
trong ngành. 0.1 4 0.4
3. Việt Nam gia nhập CPTPP 0.15 4 0.6
5. Khách hàng giành lợi thế trong thương
lượng 0.1 1 0.4
Tổng: 1.0 3.55
(nguồn: Tác giả)