Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức đào tạo nhân lực tại bộ phận buồng của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực tại bộ phận buồng khách sạn one hotel (Trang 26)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức đào tạo nhân lực tại bộ phận buồng của

khá ổn định chính vì thế mà công tác tuyển dụng tại khách sạn khách sạn cũng ổn định, hiệu quả, bộ phận buồng luôn có đủ nhân lực đúng yêu cầu, các chương trình đào tạo nhân viên phù hợp, chế độ đãi ngộ cho nhân viên hợp lý…

- Nhận thức của người lao động: Đa số nhân viên tại bộ phận buồng khách sạn One Hotel đều là những người chăm chỉ, cẩn thận, ham học hỏi, hết lòng vì công việc, chính vì thế làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo và đánh giá nhân viên. Tuy nhiên một phần lao động tại bộ phận buồng là những người lớn tuổi nên tuy có kinh nghiệm dày dặn nhưng trong việc tiếp thu cái mới còn hạn chế, còn với lực lượng lao động trẻ sẽ giúp cho công tác đào tạo nhân lực có nhiều thuận lợi.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức đào tạo nhân lực tại bộ phận buồngcủa Khách sạn One Hotel của Khách sạn One Hotel

2.2.1. Tình hình nhân lực tại bộ phận buồng của khách sạn One Hotel

Tình hình nhân lực được thể hiện qua bảng cơ cấu lao động sau đây:

Bảng 2.2 Bảng cơ cấu lao động bộ phận buồng của khách sạn One Hotel qua 2 năm 2016-2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017

So sánh năm 2017/2016 +/- % Tổng số lao động Người 29 44 +15 113,76 Phân theo lao động trực tiếp, gián tiếp Số lao động BQTT Người 24 39 +15 114,42 Tỷ trọng % 95,41 95,97 (+0,56) - Số lao động BQGT Người 5 5 0 0 Tỷ trọng % 4,59 4,03 (-0,56) - Phân theo giới tính Nam Người 12 9 -3 93,33 Tỷ trọng % 42,28 36,51 (-5,77) - Nữ Người 17 35 +18 128,12 Tỷ trọng % 58,72 63,49 (+4,77) - Phân theo trình độ

Đã qua đào tạo Người 25 43 +18 118,37

Tỷ trọng % 89,91 +97,72 (+7,81) -

Chưa qua đào tạo Người 4 1 -3 72,73

Tỷ trọng % 10,09 2,27 (- 7,82) -

Từ bảng 2.2 ta thấy số lao động tại bộ phận buồng của khách sạn One Hotel năm 2017 so với năm 2016 tăng 15 người tương ứng tăng 13,76%. Cụ thể:

- Phân theo lao động trực tiếp, gián tiếp: Tổng số lao động trực tiếp năm 2017 so với năm 2016 tăng 15 người tương ứng tăng 14,42%. Tổng số lao động gián tiếp qua 2 năm không có sự thay đổi làm cho tỷ trọng lao động bình quân gián tiếp tại khách sạn giảm nhẹ là 0,56%.

- Phân theo giới tính: Tổng số lao động nam của bộ phận năm 2017 so với năm 2016 giảm 3 người tương ứng giảm 6,67%. Tổng số lao động nữ năm 2017 so với 2016 tăng 18 người tương ứng tăng 28,12%

- Phân theo trình độ: Tổng số lao động qua đào tạo năm 2017 so với năm 2016 tăng 18 người tương ứng tăng 18,37%. Tổng số lao động chưa qua đào tạo năm 2017 so với năm 2016 giảm 3 người tương ứng giảm 27,27%.

Qua đây ta thấy để có thể có được lao động tại bộ phận buồng của khách sạn khách sạn cứng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và tốt nhất tới khách hàng thì khách sạn nên chú trọng hơn nữa vào khâu tổ chức đào tạo nhân lực.

2.2.2. Thực trạng tổ chức đào tạo nhân lực tại bộ phận buồng của khách sạn One Hotel

Hiện nay công tác tổ chức đào nhân lực của bộ phận buồng của khách sạn One Hotel được thực hiện theo tiến trình sau:

Xác định nhu cầu đào tạo Xây dựng kế hoạch đào tạo Triển khai thực hiện đào tạo Đánh giá kết quả đào tạo

Tiến trình này được coi là tiêu chuẩn cho mọi hoat động. Dưới đây sẽ trình bày cụ thể tiến trình thực hiện công tác tổ chức đào tạo nhân lực tại bộ phận.

2.2.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của bộ phận buồng khách sạn:

- Tiếp tục triển khai đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên để họ chuyên nghiệp hơn. Tăng cường quản lý chi phí kinh doanh trên tinh thần “tiết kiệm, hiệu quả”.

- Phát triển một đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm làm việc cao, nâng cao năng suất lao động.

- Nhân viên bộ phận buồng tại khách sạn chủ yếu chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông vì thế hầu hết trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp của nhân viên buồng với khách hàng, nhất là khi số lượng khách quốc tế đến với khách sạn đang ngày một tăng. Chính vì thế bộ phận buồng nên tổ chức các lớp với nội dung đào tạo, củng cố về trình độ ngoại ngữ cho nhân viên để từ đó có thể xây dựng được một đội ngũ nhân viên ngày một chuyên nghiệp.

- Bộ phận buồng cần đào tạo thêm cho nhân viên thêm các nội dung về văn hóa doanh nghiệp để nhân viên bổ sung thêm kiến thức, hiểu biết qua đó có phong thái phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn.

Các mục tiêu đề ra của khách sạn đòi hỏi tất cả các bộ phận đều phải tham gia song ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng hơn cả đó là các bộ phận: ph, do đó Công ty xác định rõ nhu cầu đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho các phòng này.

Căn cứ vào trình độ, năng lực của lao động:

- Theo bảng 2.2 cơ cấu lao động bộ phận buồng khách sạn One Hotel, ta thấy vẫn còn tồn tại lao động chưa qua đào tạo, đây là thiếu sót ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu nâng cao doanh thu và chất lượng dịch vụ du lịch của khách sạn. Sự yếu kém còn tồn tại ở trên đã đặt ra nhu cầu đào tạo đối với bộ phận buồng phải tổ chức đào tạo để san lấp những mặt còn hạn chế này.

Như vậy căn cứ vào các yêu cầu về chiến lược, mục tiêu phát triển của khách sạn cũng như xét đến năng lực, trình độ của lao động, bộ phận buồng cũng đã xác định nhu cầu về đào tạo nhân lực trong bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Nhu cầu đào tạo nhân lực tại bộ phận buồng của khách sạn qua các năm 2016- 2017

Nhu cầu đào tạo được đề nghị tại bộ phận Năm 2016 2017 Số lượng Được duyệt Tỷ lệ % Số lượng Được duyệt Tỷ lệ % Bộ phận giặt là 5 5 100 6 6 100 Điều hành – quàn lý 3 3 100 4 4 100 Ngoại ngữ 7 7 100 12 12 100

Nhân viên buồng 10 10 100 12 12 100

Tổng 25 25 34 34

(Nguồn: Khách sạn One Hotel)

Số liệu cho thấy qua 2 năm nhu cầu đào tạo mà các phòng đề nghị lên có xu hướng tăng và 100 % nhu cầu đào tạo đề nghị lên đều được phê duyệt. Điều đó chứng tỏ bộ phận luôn quan tâm đến nhu cầu đào tạo, cố gắng tạo điều kiện cho nhân viên đào tạo nâng cao trình độ.

2.2.2.2 Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực

Dựa trên nhu cầu đào tạo, đơn vị trực thuộc đề nghị mà phòng Tổ chức - hành chính sẽ lập kế hoạch đào tạo phù hợp. Kế hoạch đào tạo gồm kế hoạch về mục tiêu, đối tượng, dự tính chi phí cho công tác đào tạo…

- Mục tiêu đào tạo: bộ phận đã xác định mục tiêu chung cho công tác đào tạo, đó là: Tăng khả năng thực hiện công việc, đáp ứng sự thay đổi, tác động từ bên ngoài;

hoàn thành thực hiện nhiệm vụ kế hoạch cấp trên giao phó. Tuy nhiên vẫn chưa xác định mục tiêu cụ thể của khoá đào tạo cho từng đối tượng và từng loại hình đào tạo: cuối mỗi khoá đào tạo thì học viên cần đạt được những kiến thức, kỹ năng nào; kết quả đào tạo phải đạt được là bao nhiêu…

- Đối tượng đào tạo: Là những ứng cử viên ưu tú, nhanh nhẹn, ham học hỏi. Chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng muốn nâng cao kiến thức hiểu biết và tay nghề. Điều này làm gia tăng khoảng cách chênh lệch trình độ giữa các lao động, trong khi những người khả năng còn hạn chế không có được cơ hội được đào tạo.

- Nội dung đào tạo: Các nghiệp vụ trực thuộc bộ phận buồng của khách sạn One Hotel.

- Phương thức đào tạo: Phương thức đào tạo mà bộ phận lựa chọn là cử lao động đi học tại các trung tâm đào tạo nghiệp vụ, hay học tại khách sạn do những nhân viên đã có thâm niên kèm cặp.

- Dự tính chi phí đào tạo: Chi phí đào tạo là một phần trong trong chi phí sản xuất kinh doanh của khách sạn. Tùy chiến lược kinh doanh trong từng năm, từng thời kỳ mà khách sạn sẽ đầu tư cho đào tạo nhân lực tương ứng. Việc dự tính chi phí đào tạo thường được căn cứ dựa trên chi phí của các năm trước đó nhưng phần lớn phụ thuộc vào chi phí của các khóa đào tạo bên ngoài. Phòng Tổ chức- hành chính sẽ đệ trình lên Giám đốc khách sạn xem xét phê duyệt, nếu kế hoạch phù hợp thì chương trình đào tạo sẽ được thực hiện, nếu không thì kế hoạch phải được lập lại.

Bảng 2.4: Chi phí đào tạo của bộ phận buồng qua các năm 2016 – 2017

STT Các khóa đào tạo nghiệp vụ Chi phí đào tạo (tr.đ) So sánh 2016 với 2015 Năm 2016 Năm 2017 +/- % 1 Bộ phận giặt là 2 4 2 100 2 Điều hành – quản lý 3 6 3 100 3 Ngoại ngữ 3 4 1 33,3

4 Nhân viên buồng 2,5 4 1.5 60

Tổng 10,5 18 7,5 78,94

(Nguồn: Khách sạn One Hotel)

Mặc dù chi phí dành cho các khóa đào tạo đều tăng mạnh qua các năm tổng chi phí dành cho đào tạo năm 2017 là 18 trđ tăng 7.5 trđ so với năm 2016 tương đương tăng 78,94% con số rất lớn song có sự gia tăng này là do số lao động được cử đi đào tạo tăng lên nhiều đồng thời chi phí đào tạo bên ngoài cũng tăng qua các năm.

Đối với hình thức đào tạo đào tạo nội bộ như bộ phận giặt là hay nhân viên buồng, bộ phận nhân sự của khách sạn có trách nhiệm dự tính các khoản chi phí cho toàn bộ khóa học bao gồm: Việc phục vụ, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy, bồi dưỡng

nghỉ giữa giờ, chuẩn bị đồ dùng thiết bị cần thiết cho khóa học…

Còn đối với hình thức đào tạo ngoài công việc như các nghiệp vụ điều hành- quản lý hay ngoại ngữ. Khách sạn tổ chức cho nhân viên học ở các trung tâm, chuyên viên của bộ phận nhân sự sẽ liên hệ ký hợp đồng thỏa thuận với cơ sở đào tạo về nội dung, chương trình, thời gian địa điểm và chi phí cho đào tạo (được thỏa thuận trong hợp đồng).

Như vậy, bộ phận buồng chỉ hoàn toàn dựa trên các chi phí thực tế phát sinh đối với đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài để dự tính chi phí đào tạo của từng năm mà chưa xác định khoản mục cụ thể dành riêng cho công tác đào tạo.

2.2.2.3 Thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực

Tuỳ chương trình đào tạo theo phương pháp nào mà việc thực hiện sẽ do nội bộ hay bên ngoài đảm nhiệm. Chương trình đào tạo sẽ được thực hiện theo đúng kế hoạch đào tạo đã được thiết kế. Trên thực tế cho thấy các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho các học viên thuộc ban điều hành – quản lý do tổ chức bên ngoài thực hiện. còn lại bộ phận giặt là và nhân viên buồng được đào tạo nội bộ để tiết kiệm chi phí đào tạo.

Triển khai đào tạo đào tạo nội bộ: - Lập danh sách các đối tượng đào tạo

- Mời giảng viên: Giảng viên đào tạo là những thành viên của bộ phận có kinh nghiệm lâu năm trong nghề trên thông thường chính là trưởng các bộ phận, cũng có khi giám đốc cũng tham gia vào quá trình giảng dạy.

- Cơ sở vật chất chủ yếu là máy tính, bàn ghế hay đồ dùng phục vụ công việc hằng ngày được khách sạn tận dụng vào đào tạo. Trước mỗi giờ lên lớp đều được sắp xếp phù hợp với quá trình giảng dạy.

- Tiến hành đào tạo nhân lực: Theo như lịch học đã sắp xếp, tiến hành giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cho các nhân viên, lịch học thông thường được sắp xếp vào các ca nghỉ của cá nhân hay một nhóm nhân viên.

- Giữa mỗi giờ giải lao đều có bồi dưỡng đồ ăn, uống cho các nhân viên tham gia đào tạo.

- Tuy nhiên, khách sạn chưa có khoản chi phí riêng khuyến khích, hỗ trợ nhân viên tham gia đào tạo.

Triển khai đào tạo bên ngoài:

- Giống như đào tạo nội bộ, cũng lựa chọn những nhân viên có khả năng tiếp thu tốt, ham học hỏi cử đi đào tạo.

- Lựa chọn đối tác: Các đối tác mà khách sạn lựa chọn là các đối tác truyền thống, lâu năm của khách sạn và cũng có uy tín trong lĩnh vực mà họ đảm nhận đào tạo như:

+ Đối với đào tạo ngoại ngữ là Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nộ. + Đào tạo nghiệp vụ Điều hành- quản lý là trường Trung cấp Công nghệ Hà Nội - Địa điểm lựa chọn đào tạo chính là cơ sở của các trường, các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Thời gian thường do các học viên tự sắp xếp và thỏa thuận với giảng viên.

- Hỗ trợ cho nhân viên về thời gian cũng như chi phí trong quá trình đi đào tạo. Trong quá trình đi đào tạo bộ phận cũng tạo điều kiện bổ sung người vào làm thay thế vị trí của người được đào tạo.

2.2.2.4 Đánh giá kết quả đào tạo

Sau mỗi đợt tổ chức đào tạo nhân lực, trưởng các phòng ban sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo để rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn cho những lần đào tạo tiếp theo.

Các chương trình đào tạo do bộ phận cử đi hoặc do nhân viên tự đi học thì sẽ được đánh giá thông qua những văn bằng, chứng chỉ mà họ nhận được thông qua mỗi khóa học. Đây là bằng chứng ghi nhận kết quả sau khóa học. Sau đó sẽ kiểm tra lý thuyết và thực hành của cán bộ, nhân viên. Kết quả đánh giá này sẽ cho biết những người đạt được và những người chưa đạt hoặc cần phải xem xét để đánh giá lại kết quả. Thông thường, sau kế hoạch kiểm tra, những người không đạt yêu cầu do hội đồng đề ra thì tất cả những trường hợp này sẽ được bố trí cho khóa đào tạo năm sau.

Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra cuối khóa học nghiệp vụ các năm 2016-2017

Chỉ tiêu Năm 2016 2017 Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Xuất sắc 2 11.1 3 13.6 Giỏi 4 22.2 5 22.8 Khá 9 50 10 45.5 Trung bình 3 16.7 3 13.6 Không đạt 0 0 1 4.5 Tổng số 18 100 22 100

(Nguồn: Khách sạn One Hotel)

Qua bảng số liệu cho thấy: không có lao động không đạt yêu cầu trong năm 2016, trong năm 2017 có 1 lao động không đạt yêu cầu chiếm 4.5% trong tổng số lao động; số lao động đạt xuất sắc 2016 là 2 người chiếm 11.1% trong tổng 18 người được đào tạo, năm 2017 là 3 người tương đương với 13.6% trên tổng 22 người ; số lao động xếp loại trung bình năm 2016 bằng năm 2017 là 3 người người chiếm 16.7% trên tổng số người được đào tạo năm 2016 và 13.6% năm 2017; số lượng lao động đạt loại giỏi năm 2016 chiếm 22.2% trong tổng số 18 lao động, năm 2017 chiếm 22.8% trong tổng

số 22 lao động, số lao động khá năm 2016 chiếm 50% trong tổng số 22 lao động, năm 2017 chiếm 45.5% trong tổng số 22 lao động được đào tạo. Như vậy chất lượng đào tạo nhân lực qua 2 năm có đạt được những chuyển biến rất khả quan cả về số lượng lao động và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên bộ phận nên chú trọng quan tâm hơn nữa đến chất lượng đào tạo, bởi số lượng lao động xuất sắc còn quá ít, lao động giỏi cũng có tăng nhưng vẫn hạn chế, lao động đạt loại khá tăng song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại lao động chưa đạt yêu cầu trong năm 2017.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực tại bộ phận buồng khách sạn one hotel (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w