Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho của Công ty CP Việt Pháp

Một phần của tài liệu Quản trị hàng tồn kho của công ty CP việt pháp (Trang 27 - 33)

5. Bố cụ đề tài

2.2.4 Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho của Công ty CP Việt Pháp

2.2.4.1Chi phí đặt hàng ( )

Chi phí đặt hàng bao gồm các chi phí giao dịch , chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận hàng. Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng. Khi một doanh nghiệp đặt hàng từ một nguồn cung cấp từ bên ngoài thì chi phí chuẩn

bị một yêu cầu mua hàng. Chi phí để lập được một đơn hàng gồm chi phí thương lượng, chi phí nhận và kiểm tra hàng hóa,chi phí vận chuyển và chi phí trong thanh toán ..

Ở Công ty CP Việt Pháp , mỗi năm công ty đặt mua nguyên vật liệu từ bên ngoài , chi phí cho một lần đặt hàng khoảng 13.000.000 đồng bao gồm:

Bảng 2.2: Bảng thống kê chi phí cho 1 lần đặt hàng

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Giá trị

Chi phí tìm kiếm nguồn hàng 1.000.000

Chi phí giao dịch Chủ yếu là chi phí gọi điện thoại, khảng 10.000 – 20.000 đồng

Chi phí vận chuyển , bảo quản , bốc dỡ

hàng hóa Khoảng 10.000.000

Chi phí bảo hiểm Khoảng 2.000.000

Tổng Khoảng 13.000.000

Mỗi năm công ty đặt hàng 9 lần

Tổng chi phí đặt hàng = Số lần đặt hàng trong năm x chi phí cho 1 lần đặt hàng = 9 x13.000.000 = 117.000.000 (đồng)

2.2.4.2 Chi phí lưu kho

Chi phí lưu kho bao gồm tất cả các chi phí lưu trữ hàng trong kho trong một khoảng thời gian xác định trước. Các chi phí thành phần của chi phí tồn trữ bao gồm: chi phí lưu giữ và chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời , chi phí bảo hiểm,chi phí thuế, chi phí đầu tư vào HTK.

Chi phí lưu kho của Công ty CP Việt Pháp mỗi năm bao gồm: chi phí lưu giữ hàng tồn kho , chi phí bảo quản, chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, cụ thể như sau:

 Lương, thưởng cho nhân viên mỗi năm - Số lượng nhân viên trông kho là: 12 người

-Mức lương trung bình: 5.000.000 đồng/ người/ tháng

- Các chi phí bảo hiểm,công đoàn: trung bình 500.000 đồng/ người/ tháng Vậy chi phí lao động trong kho mỗi năm là :

12x ( 5.000.000 + 500.000) x 12 = 792.000.000 (đồng)  Chi phí lưu trữ và chi phí bảo quản

Do nguyên vật liệu chủ yếu của thức ăn chăn nuôi chủ yếu là các nguyên liệu khó bảo quản , dễ hư hỏng và mất mát hơn những loại khác nên công ty có chi phí lưu trữ hàng và bảo quản hàng trong kho mỗi năm là khoảng 20.000.000 đồng.

 Chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời ( giảm giá hàng bán)

Theo bảng thuyết minh của báo cáo tài chính hàng năm , chi phí thiệt hại do giảm giá hàng bán do hàng tồn kho bị lỗi thời khoảng 115.000.000 đồng.

Vậy, tổng chi phí lưu kho của Công ty hàng năm ước tính khoảng:

792.000.000 + 20.000.000 + 115.000.000 = 927.000.000 (đồng ) Từ đó suy ra, chi phí tồn trữ 1 đơn vị hàng trong ước tính khoảng:

H = = = 6940 đồng /kg/ năm

2.2.4.3 Chi phí mua hàng

Là chi phí tính từ khối lượng hàng và giá trị mua một đơn vị nguyên vật liệu = Khối lượng hàng x đơn giá

Với đơn giá trung bình của các loại nguyên liệu do công ty cung cấp sau:

Bảng 2.3: Đơn giá trung bình của các loại nguyên liệu chủ yếu

Loại nguyên liệu Đơn vị tính Đơn giá

Hạt ngũ cốc ( thóc, ngô…) Kg 20.000

Sản phẩm phụ từ ngũ cốc ( tấm,cám gạo…) Kg 18.000 NL nguồn gốc thực vật ( đậu tương, vừng,…) Kg 40.000 NL nguồn gốc động vật (cá, bột cá, bột tôm…) Kg 35.000

Bột vỏ don , bột xương Kg 38.000

Các loại rau cỏ, củ quả Kg 18.000

(Nguồn: Tự tổng hợp) Giá trị trung bình một đơn vị nguyên liệu mua vào:

= 28.166 (đồng)

Công ty cho biết giá trị trung bình mỗi đơn hàng là 2.000.000.000 đồng Suy ra: = 2.000.000.000 x 9 = 18.000.000.000 (đồng)

Vậy tổng chi phí của hàng tồn kho mỗi năm ước tính khoảng:

TC = + + =117.000.000 + 927.000.000 + 18.000.000.000 = 19.044.000.000 (đồng)

Tổng chi phí về hàng tồn kho mỗi năm ước tính khoảng :

2.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty CP Việt Pháp

Trong giai đoạn 2016 - 2018, hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công ty CP Việt Pháp được thể hiện qua các chỉ số sau:

Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng: Công ty CP Việt Pháp bán buôn số lượng lớn cho các đại lý phân phối theo hợp đồng kinh doanh . Số lượng đơn dưới đây là số đơn đặt mua hàng số lượng lớn của các đại lý.

Bảng 2.4: Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Số đơn hàng không hoàn thành 7 11 13 4 2 Tổng số đơn hàng 142 159 165 17 6 Tỷ lệ đơn hàng khả thi 95,07% 93,08% 92,12% (1.99) (0,96) (Nguồn: Tự tổng hợp) Trong 3 năm này ta thấy tỷ lệ đơn hàng khả thi (đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng ) tương đối cao, trung bình 3 năm đạt 93,42%. Tuy nhiên ta thấy vẫn còn trung bình 6,45% đơn hàng không hoàn thành tương đương với 6,58% khách hàng không được đáp ứng nhu cầu. Từ năm 2016 đến năm 2018 tỷ lệ đơn hàng khả thi giảm nhẹ do tốc độ tăng của chỉ tiêu số đơn hàng không hoàn thành lớn hơn tốc độ tăng tổng số đơn đặt hàng. Công ty cần chú trọng vào khắc phục các nguyên nhân chủ quan làm tăng lượng đơn hàng không đáp ứng được có liên quan tới công tác vận chuyển bốc dỡ, bảo quản và quản lý hàng tồn kho.

Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư vào hàng tồn kho: được xác định thông qua 2 thông số là tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho và tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản

Bảng 2.5: Tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty CP Việt Pháp giai đoạn 2016- 2018

ĐVT: Tỷ đồng

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Giá trị hàng tồn kho 90,142 144,721 154,682 54,579 60,54 9,961 6,88 Tổng TSLĐ 157,753 260,915 271,426 103,16 2 65,39 10,511 4,03 Tổng tài sản 267,154 375,895 387,527 108,74 1 40,70 11,632 3,09 Tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho (%) 33,84 38,50 39,91 4,660 13,77 1,410 3,66 Tỷ trọng hàng tồn kho trong TSLĐ(%) 57,14 55,46 56,98 (1,68) (2,94 ) 1,520 2,74

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2016- 2017-2018 của Công ty CP Việt Pháp)

Trong giai đoạn 2016-2018, giá trị hàng tồn kho của công ty tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016 hàng tồn kho đạt giá trị 90,142 tỷ đồng chiếm 57,14% tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty. Đến năm 2017 giá trị hàng tồn kho tăng mạnh, tăng thêm 54,579 tỷ đồng tương đương tăng 60,54% so với năm 2016 và đạt giá trị 144,721 tỷ đồng. Đến năm 2018 thì lượng hàng tồn kho đạt 154,682 tỷ đồng chiếm 56,98 % trong tỷ trọng tổng tài sản ngắn hạn tăng thêm 9,961 tỷ đồng tương ứng tăng 6,88% so với năm 2017. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá trị hàng tồn kho của công ty tăng trong giai đoạn này là do công ty chủ quan, không cập nhật được sự biến đổi liên tục của thị trường dẫn đến dự trữ quá nhiều so với mức nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, công ty cần cân nhắc lại để đưa mức tồn kho phù hợp, cắt giảm được nhiều tổn thất cho công ty.

Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho : được xác định thông qua 2 thông số là số lượng các báo cáo không chính xác và tổng số các bao cáo trong năm.

Bảng 2.6: Mức độ chính xác của báo cáo tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch

Chênh lệch

2017/2016 2018/2017 Số báo cáo không

chính xác 4 6 3 2 (3)

Tổng số báo cáo 24 24 24 - -

Mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho

83,33% 75% 87,50% (8,33) 12,5

(Nguồn: Tự tổng hợp) Nhìn chung, trong các năm từ 2016 đến năm 2018 các báo cáo tình hình tồn kho tại Công ty có độ chuẩn xác tương đối cao. Cụ thể, năm 2016 ,với tổng số 24 báo cáo trong năm thì có 4 báo cáo không chính xác , mức độ chínnh xác của các báo cáo tồn kho là 83,33%, sang đến năm 2017, mức độ chính xác chỉ còn 75%, thấp nhất trong 3 năm và giảm 8,33% so với năm 2016. Năm 2018, mức độ chính xác của các báo cáo tăng 12,5% đạt 87,50% cao nhất trong 3 năm .Tuy nhiên, nhà quản trị và các cấp quản lý cần nâng cao hơn nữa ý thức làm việc có trách nhiệm của nhân viên kho, tăng cường kiến thức nghiệp vụ nhằm giảm tối đa số báo cáo sai sót, giúp các quyết định nhà quản trị đưa ra thiết thực, khắc phục được các vấn đề hơn .

 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 2.7: Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/201 6 2018/201 7 1. Giá vốn hàng bán Tỷ đồng 942,956 966,088 978,395 23,132 12,307 2. Gía trị hàng tồn kho bình quân Tỷ đồng 105,799 117,432 149,702 11,633 32,27 3. Vòng quay HTK Lần 8,91 8,23 6,54 (0,68) (1,69) 4. Số ngày của một vòng quay HTK Ngày 41 44 56 3 12 (Nguồn: Tự tổng hợp) Qua bảng 2.7 ta thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty được đánh qua hai chỉ tiêu là vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2016 hàng tồn kho quay được 8,91 vòng, mỗi vòng là 41 ngày. Sang đến năm 2017 số vòng quay giảm 0,68 vòng so với năm 2016 và đạt giá trị là 8,23 vòng, số ngày một vòng quay là

44 ngày, tăng 3 ngày so với năm 2016. Tốc độ này tiếp tục giảm mạnh trong năm 2018 và có giá trị thấp nhất trong 3 năm với số vòng quay chỉ đạt 6,54 vòng giảm 1,69 vòng so với năm 2017 và số ngày của một vòng là 56 ngày, tăng 1 ngày so với năm 2017. Số vòng quay của hàng tồn kho giảm là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: hàng tồn kho bình quân và giá vốn hàng bán. Trong năm 2018 giá vốn hàng bán mặc dù tăng nhưng giá trị hàng tồn kho trung bình lại tăng với tỷ lệ cao hơn giá vốn hàng bán do DN không nắm được nhu cầu của thị trường dẫn đến mức tồn trữ nhiều dẫn đến số vòng quay hàng tồn kho giảm và làm giảm khả năng thu hồi vốn của DN. Qua chỉ tiêu này ta thấy hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty vẫn chưa được tốt cần phải có chính sách dự trữ HTK thích hợp để làm tăng nhanh số vòng quay của HTK góp phần tiết kiệm tài sản ngắn hạn, tìm kiếm khách hàng, định giá và chính sách bán hàng hấp dẫn để làm tăng lượng hàng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Quản trị hàng tồn kho của công ty CP việt pháp (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w