5. Bố cụ đề tài
2.2.3 Thực trạng về hàng tồn kho của Công ty CP Việt Pháp
Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị hàng tồn kho thực tế của công ty các năm 2016- 2017- 2018
ĐVT: tỷ đồng
2016 2017 2018 Số tiền 2017/2016Tỷ lệ(%) Số tiền 2018/2017Tỷ lệ (%) Nguyên- vật liệu 41,667 68,130 36,751 26,463 63,51 (31, 379) (85,38) Công cụ- dụng cụ 20,450 34,320 27,470 13,87 67,82 (6.85) (19,96) Sản phẩm dở dang 12,280 13,620 18,920 1,34 10,91 5,3 38,91 Thành phẩm 15,744 28,650 71,541 12,906 81,97 42,891 149,70 Tổng cộng 90,142 144,721 154,682 54,601 60,57 9,961 6,88
( Nguồn: Phần thuyết minh của báo cáo tài chính các năm 2016- 2017- 2018) Từ bảng 2.1 ta có thể nhận xét :
Công ty đã xác định khá chuẩn xác số lượng của từng loại dự trữ trong từng thời điểm để đảm bảo hàng được đưa đến nơi có nhu cầu đúng lúc, kịp thời sao cho hoạt động của bất kỳ nơi nào cũng được liên tục.
Từ năm 2018 , công ty đã giảm bớt được lượng dự trữ ban đầu về nguyên vật liệu, điều này thể hiện công ty đã có sự liên kết tốt giữa quá trình sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu, lượng công cụ- dụng cụ dự trữ cũng giảm so với năm trước ( Năm 2018 giảm 19,96 % so với năm 2017). Tuy nhiên, lượng tồn kho sản phẩm dở dang năm 2018 lại có sự gia tăng 38,91 % tương đương tăng 5,3 tỷ đồng so với năm 2017, có thể là do các nguyên nhân thuộc về lao động, thiết bị, nguồn vật tư cung ứng không đảm bảo các yêu cầu , từ đó có những sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, phát sinh nhiều sản phẩm dở dang hơn.
Ngoài ra, lượng thành phẩm sản xuất ra vẫn tăng vượt trội ( năm 2018 tăng 149,70% so với năm 2017). Lượng dự trữ thành phẩm tăng cao có thể là do công ty không nắm chắc yêu cầu của khách hàng và thị trường.
Nhìn chung, lượng HTK của công ty qua các năm tăng cao , tăng đến hơn 60 % trong năm 2017 nhưng đến năm 2018 tỷ lệ tăng giảm (6,88%) nhưng vẫn ở mức cao hơn 2017. Lượng HTK tăng đồng nghĩa hoạt động quản trị HTK của công ty chưa được quan tâm và chú trọng, điều đó đã làm phát sinh thêm các chi phí về dự trữ và tồn kho.