lịch Việt Nam
- Thụ động trong việc đưa ra các chiến dịch Marketing dài hạn, hiệu quả
Quảng bá du lịch qua phim ảnh không phải là câu chuyện ngắn hạn. Nó đòi hỏi không chỉ công tác hỗ trợ các đoàn làm phim mà còn là một chiến dịch Marketing hiệu quả nhằm tận dụng triệt để sức nóng và độ phổ biến của những bộ phim ăn khách. Tuy nhiên, nhìn nhận về sự kiện quảng bá phim “Kong – Đảo Đầu Lâu”, ngành Du lịch Việt Nam tồn tại nhiều hạn chế về vấn đề này.
Ngay sau khi Kong được công chiếu, đạo diễn của bộ phim là Jordan Vogt-Roberts được chọn là Đại sứ du lịch. Với việc không tiếc những lời ngợi khen có cánh đối với vẻ đẹp của Việt Nam trong quá trình làm phim, cũng như việc công khai ý định chuyển đến sinh sống và làm việc tại VN ngay sau bộ phim, việc bổ nhiệm Jordan làm Đại sứ du lịch có thể xem là một động thái khá nhạy bén.
Nhưng, có vẻ như mọi thứ cũng chỉ dừng lại ở đó. Nhận xét về những động thái khá nhanh nhạy kể trên của ngành du lịch Việt Nam, không ít chuyên gia Marketing và du lịch ngoài việc nhìn nhận sự thay đổi tích cực cũng cho rằng bản thân hành động đó cũng thể hiện sự thiếu tầm nhìn. Về lý thuyết, nếu như Việt Nam mời đạo diễn Kong làm Đại sứ du lịch từ trước khi bộ phim được công chiếu, thì hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động quảng bá cho VN và du lịch của Việt song song với các hoạt động truyền thông của bộ phim trên toàn cầu. Còn đến khi bộ phim đã được công chiếu, chúng ta sẽ đánh mất đi cơ hội quảng bá trên toàn cầu trong quá trình truyền thông của bộ phim. Không nên quên rằng, Jordan Vogt-Roberts trước khi đảm nhận vai trò đạo diễn Kong vẫn là một đạo diễn chưa thực sự có nhiều tên tuổi và được biết đến rộng rãi để có thể tạo ra tiếng nói có ảnh hưởng lớn, kể cả nếu Kong có thu được thành công lớn sau này đi chăng nữa. Khả năng quảng bá cho Việt Nam và du lịch VN của Jordan ở thời điểm
hiện tại gắn liền với bộ phim Kong, và việc không thể quảng bá cho VN trong quá trình truyền thông bộ phim trên toàn cầu trước khi trình chiếu (tổng chi phí quảng cáo cho Kong trên toàn cầu lên tới 136 triệu USD) rõ ràng là một mất mát lớn.
Điều này cho thấy ngành du lịch Việt Nam vẫn còn khá thụ động khi đứng trước một cơ hội có tiềm năng lớn một cách đột ngột.
- Các công ty lữ hành nội địa chưa đón đầu được cơ hội
Một trong những điều cốt lõi của hướng phát triển du lịch liên kết với điện ảnh chính là khả năng nhạy bén, đón đầu cơ hội của các công ty lữ hành Việt Nam trước tiềm năng du lịch. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những hạn chế của Việt Nam.
Có thể nói Đảo Đầu lâu là cơ hội trời cho ngành du lịch Việt Nam khi mới đây, South China Morning Post cho biết, chỉ sau một ngày công chiếu bộ phim trên, trên trang web của Công ty lữ hành Exotic Voyages ngay lập tức giới thiệu tour du lịch 10 ngày dành cho những du khách muốn ghé thăm các địa điểm trong phim bom tấn Hollywood này. Giá tiền cho một tour đầy đủ này khoảng 2.055 USD cho mỗi người. Du khách sẽ được đi theo lịch trình Hà Nội - Ninh Bình - Hạ Long - Quảng Bình - Sài Gòn.
Trong khi các công ty lữ hành quốc tế đang khai thác du lịch Việt Nam triệt để sau "Đảo Đầu lâu", các công ty lữ hành Việt Nam lại chưa có những bước đi chiến lược tận dụng độ hot của tác phẩm.
Tại thời điểm 3/2017, Saigon Tourist chưa có một dòng quảng bá nào liên quan đến Đảo Đầu lâu, chưa nói là tổ chức tour tham quan đến các địa phương xuất hiện trong các cảnh quay như Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình.
Còn Viettravel, trên trang chủ website đơn vị này vẫn còn chạy quảng cáo cho 2 tour du lịch nước ngoài đến Nhật Bản và Hàn Quốc.
Dĩ nhiên, lượng khách du lịch đến Việt Nam càng lớn thì chúng ta càng thu được nhiều lợi ích dù họ theo các tour nước ngoài hay tour trong nước, nhưng rõ ràng là chúng ta đang bỏ lỡ một phần bánh béo bở nhất nếu như chỉ đứng ngoài nhìn các hãng du lịch nước ngoài độc chiếm trong việc thiết lập các tour du lịch ăn theo Kong này. Theo
thống kê, lượng khách du lịch quốc tế lựa chọn điểm đến là những nơi quay phim Kong ở Việt Nam đã tăng mạnh, khoảng 40% với Hạ Long và 30% với Ninh Bình, nhưng thật khó để biết được các công ty du lịch nội địa Việt chiếm được bao nhiêu % trong số đó.
Với 3 tỉnh xuất hiện trong Đảo Đầu lâu, Quảng Ninh và Ninh Bình giai đoạn đầu còn chưa nhanh nhạy triển khai các kế hoạch. Ninh Bình nêu lý do là đoàn làm phim rời đi thì phim trường chỉ còn lại bãi đất trống.
- Thiếu chiến lược Marketing hiệu quả để nhận diện thương hiệu Việt Nam
Ngành du lịch Việt Nam còn chưa tạo ra được cho mình một thương hiệu thực sự ấn tượng. Khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến của
thiên niên kỷ mới” và biểu tượng “Nụ cười Việt Nam” tuy đã có
tác động tích cực nhất định tới dịch vụ du lịch của Việt Nam, nhưng vẫn chưa thực sự ấn tượng và cần có sự đổi mới. Du lịch Việt Nam cần phải định vị được sản phẩm du lịch thế mạnh của mình. Thương hiệu du lịch của Singapore là du lịch đô thị,sản phẩm du lịch là vườn cây xanh. Malaixia nổi bật với các điểm mua sắm và du lịch biển. Đặc trưng của du lịch Thái Lan là spa, nghỉ dưỡng, lễ hội...Riêng Việt Nam thì vẫn còn là cái gì đó còn “tiềm ẩn” như khẩu hiệu du lịch “vẻ đẹp tiềm ẩn” vậy.
“Điện ảnh về du lịch không chỉ là phim truyện mà còn có cả phim tài liệu. Chúng ta chưa có bộ phim tài liệu nào là quảng bá cho du lịch, bởi ông du lịch thì cho rằng điện ảnh không quan trọng, còn ông điện ảnh lại cho rằng, không cấp tiền thì tôi không làm. Nên điện ảnh Việt Nam không có phim du lịch đúng nghĩa” - đạo diễn Lê Hoàng
chia sẻ.
Ngoài ra, việc quá lạm dụng vào các hình tượng trong phim ảnh Hollywod vốn lấy đề tài quái thú, chiến tranh như Kong sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch Việt Nam
Sau slogan “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “Việt Nam - Vẻ
đẹp bất tận”, hiện nay ngành du lịch và những người làm văn hóa
giới. Bên cạnh việc lôi kéo khách du lịch, nhiều địa phương cũng bắt đầu có những chuyển biến trong việc tạo điều kiện để các đoàn làm phim quốc tế tới ghi hình, thông qua đó phát triển du lịch. Song, việc quảng bá theo hướng giới thiệu về các địa danh Việt Nam như là “vương quốc của Kong”… đã bị dư luận lên án là không hợp lý, làm quá đà. rất cũ, thể hiện tư duy kinh doanh du lịch theo kiểu chụp giật, ngắn hạn.
Nhà sử học Dương Trung Quốc thẳng thắn nhắc nhở: “Việt Nam
không phải đảo đầu lâu. Việc khai thác những yếu tố có lợi của bộ phim nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam là điều nên làm, nhưng phải đúng với những giá trị thực của nó bằng những hoạt động chuyên nghiệp của ngành du lịch. Thay vì quảng bá cho phim, thì ngành du lịch nên quảng bá nhiều hơn nữa những thắng cảnh, con người và năng lực du lịch của Việt Nam ở những địa điểm bộ phim đã chọn cảnh (Hạ Long, Tràng An, Sơn Đoòng) và cả những nơi khác nữa”.
Trong buổi họp báo công bố chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội” ngày 16/3/2017, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng đã chỉ ra việc có hiện tượng lạm dụng hình ảnh Kong trong việc quảng bá và ông nhắc tỉnh Quảng Bình: “Đừng biến Kong trở thành biểu tượng của Quảng Bình’, “đừng biến Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành đảo đầu lâu”.Quan điểm này đã nhận được sự ủng hộ của dư luận.