ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM THEO HƯỚNG LIÊN KẾT VỚI ĐIỆN ẢNH

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch phát triển du lịch việt nam theo hướng liên kết với điện ảnh (Trang 36 - 38)

HƯỚNG LIÊN KẾT VỚI ĐIỆN ẢNH

2.1. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu của Ngành Du lịch trong những năm sắp tới là biến điện ảnh là một trong những phương thức quảng bá hiệu quả và phổ biến nhất của Ngành.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyển và sự kết hợp chặt chẽ giữa điện ảnh và du lịch.

- Khai thác triệt để tiềm năng du lịch, tận dụng các lợi thế về cảnh quan và danh lam thắng cảnh để phục vụ cho Điện ảnh, từ đó thúc đẩy quảng bá cho Ngành Du lịch.

- Giải quyết, khắc phục các hạn chế của hướng phát triển liên kết với điện ảnh.

- Học hỏi, rút ra bài học từ câu chuyện phát triển du lịch của các quốc gia trong khu vực. Từ đó, tìm ra hướng đi tốt nhất để phát triển Du lịch tại Việt Nam.

2.2. Định hướng phát triển

2.2.1. Nâng cao vai trò của điện ảnh với việc phát triển du lịch

Điện ảnh đã góp phần tạo tiền đề cho việc quảng bá Du lịch tại Việt Nam, tuy nhiên lại chưa được đầu tư xứng đáng cả về vốn đầu tư và nhân lực. Để phát triển ngành Du lịch, Việt Nam cần đặt điện ảnh vào đúng vị trí để thể hiện tốt vai trò quan trọng là kênh truyền thông quảng bá rộng lớn và có tốc độ lan truyền nhanh chóng, mạnh mẽ tới công chúng, đem hình ảnh du lịch Việt Nam tiếp cận gần gũi hơn với khách du lịch trong và ngoài nước.

2.2.2. Quảng bá du lịch thông qua cả điện ảnh trong nước vànước ngoài, chú trọng chất lượng của từng tác phẩm điện ảnh nước ngoài, chú trọng chất lượng của từng tác phẩm điện ảnh và phương thức quảng bá hiệu quả.

Đồng hành cùng nền kinh tế mở cửa, đối tượng mà các Hiệp hội du lịch hướng tới không chỉ bao gồm khách du lịch nội địa mà còn phải thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, căn cứ vào tiềm năng du lịch của nước ta, Việt Nam có đủ các điều kiện để phát triển theo hai hướng: Tận dụng cảnh quan để làm phim trường cho các bộ phim nước ngoài và phát triền phim nội địa quảng cáo du lịch Việt Nam. Do đó cần khai thác hiệu quả cả hai kênh truyền thông du lịch là điện ảnh trong nước và nước ngoài, tạo được nhiều tác phẩm điện ảnh hấp dẫn cả về nội dung, góp phần thu hút khách du lịch.

2.2.3. Phát triển du lịch bền vững, không chỉ dừng lại ở việctạo cơn sốt ban đầu mà phải duy trì và phát triển tốt các dịch tạo cơn sốt ban đầu mà phải duy trì và phát triển tốt các dịch vụ và sản phẩm du lịch sau giai đoạn quảng bá bằng điện ảnh.

Lịch sử điện ảnh thế giới, khu vực và trong nước đã cho thấy bối cảnh những bộ phim nổi tiếng đều đã trở thành những địa điểm hấp dẫn lượng lớn khách du lịch. Tuy nhiên điện ảnh chỉ mang tính thời điểm còn du lịch lại mang tính thời vụ lâu dài, Sở du lịch đã khẳng định là chính ngành du lịch phải luôn luôn cải thiện phát triển tốt các sản phẩm dịch vụ du lịch của chính mình để tạo uy tín thương hiệu tốt từ chính bước nhảy điện ảnh, sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Chính vì thế, việc đề ra các hướng phát triển bền vững trong dài hạn, tránh tình trạng quá lệ thuộc vào một tác phẩm cụ thể nào cần phải được chú trọng.

2.2.4. Kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách, các nguồn vốnđầu tư từ chính phủ, các tổ chức tài chức tài trợ và hành động đầu tư từ chính phủ, các tổ chức tài chức tài trợ và hành động của các nhà quản lý.

Nguồn tài trợ và nguồn vốn của Chính phủ cần được phân bổ hợp lí, theo sát các chính sách đường lối đã vạch ra giữa Sở du lịch và Cục điện ảnh mà vẫn đảm bảo cho hoạt động từ các nhà quản lý đạt năng suất hiệu quat cao nhất.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch phát triển du lịch việt nam theo hướng liên kết với điện ảnh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w