Chính sách cởi mở, chiến lược rõ ràng:

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch phát triển du lịch việt nam theo hướng liên kết với điện ảnh (Trang 38 - 42)

3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM THEO HƯỚNG LIÊN KẾT VỚI ĐIỆN ẢNH

3.1.1. Chính sách cởi mở, chiến lược rõ ràng:

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, đặc biệt là Tổng cục Du lịch Việt Nam cần có chiến lược cụ thể, rõ ràng để hỗ trợ việc xúc tiến du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh.

* Đối với những đoàn làm phim Việt Nam:

- Có chiến lược và bàn bạc cụ thể với nhà sản xuất những bộ phim có tiềm năng quảng bá những khu du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cũng như văn hóa, con người của Việt Nam. Đó cần phải là những kế hoạch dài hơi, việc làm cụ thể hợp tác giữa Cục Du lịch và Cục Điện ảnh. Cần phát huy nối tiếp các thành công đến từ các bộ phim như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Chuyện của Pao”, “Mùa len trâu”, ...

- Cục Điện ảnh cũng cần triển khai nhiều cuộc làm việc với Tổng cục Du lịch để bàn về việc xúc tiến làm phim quảng bá cho du lịch Việt Nam. Theo đó, xây dựng kế hoạch làm phim tài liệu để quảng bá cho du lịch Việt Nam qua các kênh ngoại giao như hội chợ, triển lãm của Việt Nam ở nước ngoài, các hoạt động giao lưu tiếp xúc, hợp tác văn hóa như các Tuần Việt Nam hay Ngày văn hóa Việt Nam tại các nước.

- Hỗ trợ tối đa và hợp lý về địa điểm cũng như thông tin lịch sử, văn hóa của những địa điểm du lịch được đưa vào trong điện ảnh.

- Không chỉ sử dụng những hình ảnh gắn liền với đất nước và con người Việt Nam từ trước đến nay (như Phở, Áo dài, nón lá, bánh chưng, nền nông nghiệp lúa nước ...), cần tạo sự hấp dẫn du lịch qua những vẻ đẹp tiềm năng khác chưa được tận dụng và chú ý tới như những thắng cảnh đẹp ở Ninh Bình, Phú Yên,..., nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc miền núi... Tuy nhiên cũng cần có sự chọn lọc, không quảng bá quá tràn lan mà không có điểm nhấn.

* Đối với những đoàn làm phim nước ngoài

- Thủ tục thông thoáng:

Đối với người nước ngoài nói chung và đoàn làm phim nước ngoài nói riêng, những thủ tục hành chính ở Việt Nam luôn là chướng ngại lớn khiến họ chùn bước tới Việt Nam. Vấn đề đặt ra là dường như chúng ta đã thiếu một cơ chế rõ ràng với những hướng dẫn cụ thể để có được mối liên hệ mật thiết với các đoàn làm phim nước ngoài để họ sẵn sàng chọn Việt Nam để quay và đóng dấu thương hiệu những cảnh quay ấy trên phim.

- Cần thiết lập một hệ thống thông tin rõ ràng về thủ tục pháp lý để các đoàn làm phim có thể tiếp cận và thực hiện. Hiện nay, chưa hề có một thông tin hướng cụ thể nào có thể được tìm kiếm trên internet, đặc biệt là website của Tổng cục Du lịch.

3.1.2.Đầu tư mạnh hơn để tạo cơ hội lớn cho các dự án làm phim mang tính chất quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam.

Kinh nghiệm về chiến lược Làn sóng Hàn Quốc cho thấy việc sản xuất và phát hành phim có chiến lược rõ ràng và sự huy động hiệu quả về thu hút đầu tư từ khối doanh nghiệp, cũng như sự bền bỉ theo đuổi và thâm nhập thị trường, đón đầu xu hướng và tạo ra trào lưu. Sau đây là một số hướng giải pháp cho chiến lược đẩy mạnh đầu tư:

* Đối với những đoàn làm phim Việt Nam:

Chính phủ cần huy động vốn, khuyến khích các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trong nước (VinGroup,Công ty Cp sữa Việt Nam_Vinamilk…) đầu tư mạnh mẽ hơn vào các bộ phim điện ảnh nước nhà với các chính sách ưu đãi trên nhiều phương diện khác như: thuế, thủ tục hành chính, nhân lực và dịch vụ kèm theo,... .Đồng thời tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư, hỗ trợ kinh phí làm phim, cũng như là để cải thiện, nâng cao và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các điểm du lịch được chọn làm phim trường.

* Đối với những đoàn làm phim nước ngoài tại Việt Nam

Ngoài những chính sách ưu đãi như với các đoàn làm phim trong nước, các đoàn làm phim nước ngoài còn được khuyến khích hỗ trợ từ phí chính phủ như: giảm các loại thuế quan khi vào làm phim tại Việt Nam, được phép xin hỗ trợ từ các cơ quan địa phương, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép, đặc biệt là nên áp dụng chính sách hoàn thuế (15-20%) cho những dự án làm phim hiệu quả và có chi phí cao.

Đặc biệt, không chỉ chú trọng đầu tư vào các dự án làm phim mà Chính phủ còn phải quan tâm đầu tư vào chính các điểm du lịch được quảng bá qua phim ảnh: đổ vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch đạt mức tiêu chuẩn, cải thiện các điểm du lịch còn hoang sơ, nâng cao dịch vụ phục vụ.

Một điểm cần quan tâm là sau khi bộ phim được quay và trình chiếu quảng bá tới công chúng, chúng ta vẫn cần lưu giữ một vài cảnh vật đã được tạo dựng ở phim trường, tạo hiệu ứng thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của khách du lịch, tăng sức hấp dẫn cho điểm du lịch. Điển hình như khách du lịch ngày nay đến Hàn Quốc, họ sẽ được giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, như đến thăm phim trường của các bộ phim truyền hình nổi tiếng: “Trái tim mùa thu”, “Bản tình ca mùa đông”, hay “Nấc thang thiên đường”. Tại các điểm du lịch, hiện trường quay phim phần lớn được giữ nguyên, tái hiện, khiến cho khán giả cảm thấy như mình là một phần của bộ phim, bước ra từ bộ phim vậy.

3.1.3.Phát triển hoạt động Marketing quảng bá du lịch Việt Nam

a. Chiến dịch quảng bá Du lịch Việt Nam dài hạn

Tận dụng những lợi thế sẵn có về du lịch, cảnh quan và các địa danh trong phim, nhưng Việt Nam không thể xây dựng thương hiệu Du lịch Việt Nam qua các bộ phim được. Vì thế, chiến dịch quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam một trong dài hạn chính là điều cần thiết.

Hình ảnh du lịch này cần phải được nhất quán trong các ấn phẩm truyền thông, truyền tải những thông điệp tới các khách du lịch cả trong và ngoài nước và cần được quảng bá trong dài hạn.

b.Chủ động trong chiến dịch Marketing theo 3 giai đoạn cho mỗi bộ phim điện ảnh

Các cơ quan chức năng cần phải đưa một chiến lược Marketing cụ thể, chặt chẽ, tận dụng sức ảnh hưởng của tác phẩm điện ảnh trong cả 3 giai đoạn của phim điện ảnh: Trước khi bấm máy, Sau khi bấm máy, Trong và sau khi công chiếu phim

c. .Marketing trực tiếp qua các kênh truyền thông quốc tế.

Để thu hút được hàng trăm đoàn phim nước ngoài mỗi năm, Việt Nam cần thiết lập một trang web cung cấp mọi thông tin về thủ tục khi muốn quay phim ở Việt Nam, tranh thủ mọi cơ hội tại các liên hoan phim quốc tế để triển lãm hình ảnh đất nước, thường xuyên gửi các bản tin văn hóa điện tử miễn phí đến hàng ngàn người trong giới

truyền thông quốc tế, quảng bá trên Facebook... và luôn đưa các địa danh du lịch của Việt Namtừng xuất hiện trong các bộ phim "bom tấn" nổi tiếng của nước ngoài để minh chứng.

Ngoài ra, các bộ phim ở nước ta nên được giới thiệu trên các website chính thức của Cục Điện ảnh và Tổng cục Du lịch, website Liên hoan phim Việt Nam như một kênh thông tin trực tuyến. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng sẽ phát hành đĩa tặng cho khán giả điện ảnh, các công ty du lịch, các nhà làm phim nước ngoài muốn đến Việt Nam.

3.1.4.Khắc phục và hạn chế các sự cố về ô nhiễm môi trường, cảnh quan du lịch

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong kinh doanh dịch vụ du lịch. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; Trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần đưa ra các quy định với đoàn làm phim và khách du lịch về việc bảo vệ cảnh quan du lịch, tránh tình trạng xâm hại đến cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường cho khu vực.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch phát triển du lịch việt nam theo hướng liên kết với điện ảnh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w