II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới qui mô giao dịch của TTGDCK TpHCM:
6 Miễn phí cho công chúng
2.3 Hạn chế từ doanh nghiệp tới qui mô của thị trường:
* Các doanh nghiệp công bố thông tin không chính xác, thiếu minh bạch: Đây quả là vấn đề khá nóng trên thị trường chứng khoán,có lẽ bắt nguồn từ chính quá trình làm ăn không thuận lợi của doanh nghiệp hoặcdoanh nghiệp muốn che đậy một vấn đề gì đó mà dư luận đang quan tâm đã dẫn tới việc công bố thông tin sai sự thật và thiếu chính xác trên thị trường chứng khoán. Cụ thể:
+ BIBICA: Vấn đề " lãi giả lỗ thật" - Trong 3 quý liên tiếp của năm 2018, Bibica công bố có lãi và tạm ứng 5% cổ tức cho các cổ đông. Nhưng
thật sự sau 4 lần xin ra hạn nộp báo cáo tài chính cho Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, qua kết quả kiểm toán Bibica thông báo lỗ 5,422 tỉ đồng trong năm 2018 sau khi điều tiết đến 43 bút toán.
+ Việc công bố thông tin muộn của công ty cổ phần Cơ điện lạnh(REE) về việc vỡ kế hoạch năm 2018, lời của ban giám đốc công ty "Không biết mảng M & E (mảng kinh doanh chính của công ty) bắt đầu thua lỗ từ thời điểm nào trong năm 2018", điều này làm cho nhiều người ngỡ ngàng, sau chuyện này giá cổ phiếu của REE đã giảm xuống còn 9.800đồng/cổ phiếu thấp hơn 50,5% so với đầu năm.
+ Tháng 8/2019 Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh nhận được thông tin từ công ty đồ hộp HẠ LONG (Canfoco) về việc tổng giám đốc bị truy tố về thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ lừa đảo hoàn thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp. Sự việc diễn ra từ tháng 2/2019 nhưng vị giám đốc này vẫn làm giám đốc hơn 1/2 năm và cũng phải hơn 1/2 năm sau thì Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh mới có thông tin này.
Những điều này đã gây trở ngại rất lớn cho giao dịch chứng khoán tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như việc mở rộng qui mô giao dịch của thị trường về sau này.Bởi lẽ:
+ Kinh doanh chứng khoán thực chất là quá trình xử lý thông tin và ra quyết định như vậy nếu như một khi nhà đầu tư không tin tưởng vào thông tin công bố trên thị trường thì lấy cơ sở nào để mua bán chứng khoán.
+ Khi các công ty chứng khoán không xác định đúng thông tin thì việc tư vấn sẽ thế nào, làm sao có sự tin tưởng ở nhà đầu tư khi mà họ được tư vấn sai, uy tín của công ty sẽ giảm và như vậy để tăng cường chất lượng phục vụ hay mở rộng màng lưới kinh doanh sẽ có rất nhiều khó khăn.
+ Ảnh hưởng trực tiếp tới các công ty chuẩn bị tham gia niêm yết bởi sự lo sợ về việc phải công khai quá mức những thông tin, để rồi lại phải khai không chính xác hay thông tin ma ... lúc đó những quyết tâm về niêm yết có được bây giờ lại phải xem xét lại và cân nhắc kỹ hơn làm cho qui mô của thị trường chậm được mở rộng, thị trường thì cứ ì ạch như buổi ban đầu sơ khai của nó.
+ Chỉ số chứng khoán lúc đó sẽ không phản ánh đúng tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty niêm yết và nền kinh tế, mà chỉ là một chỉ số ảo nếu có quá nhiều thông tin không chính xác.
Cho tới nay, đã có hơn 1/4 công ty niêm yết bị phát hiện là có vấn đề trong các báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh. Không biết nay mai sẽ có thêm bao nhiêu công ty nữa tham gia vào danh sách này, nhưng đó là cảnh báo cho thị trường khi mà qui mô của thị trường chứng khoán được phát triển và mở rộng hơn, và chắc chắn rằng sẽ không thể có thị trường chứng khoán hoạt động trơn tru khi mà thông tin của các công ty niêm yết không minh bạch.
* Nhiều công ty gặp khó khăn thật sự trong hoạt động kinh doanh của mình:
Nhiều công ty khi tham gia thị trường chứng khoán thì việc hoạt động lại gặp khó khăn hơn khi chưa tham gia, đây quả là một vấn đề mà thị trường chứng khoán Việt Nam gặp phải.Nếu như ở thị trường chứng khoán các nước phát triển khi công ty được tham gia giao dịch trên thị trường thì công ty đó dường như ngày càng mạnh hơn, phát triển hơn trước vì có thêm nguồn vốn của cổ đông phục vụ cho việc đầu tư, mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời với sự minh bạch và theo dõi sát sao của các nhà đầu tư, làm công ty thêm động lực và có chỗ dựa vững vàng, nhưng ở Việt Nam thì khi niêm yết đã không thêm được bao nhiêu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà lại còn thêm sự dàng buộc của cơ quan quản lý, nhà đầu tư ... làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn thật sự.Chính điều này làm ảnh hưởng tới tâm lý chung của các công ty cổ phần hóa trong quá trình cổ phần hóa cũng như đăng ký niêm yết.
Ngoài ra còn có một số khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua do tác động của ngoại cảnh đó là:
- Do dịch SARS, dịch cúm gà, chiến tranh, các vụ kiện của Mỹ...làm nhiều công ty khốn đốn như các công ty thủy sản, lương thực ...
- Do tâm lý lo sợ trước khi hội nhập AFTA nên nhiều công ty tăng cường các lĩnh vực kinh doanh mới như: bất động sản,đồ dùng thiết bị văn phòng...nhưng lại không suôn sẻ mà gặp khó khăn làm đọng vốn,vốn không quay vòng được trong khi các đối tượng liên quan tới lĩnh vực đầu tư ấy bắt đầu đòi nợ các công ty niêm yết.
Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 thì có tới quá nửa số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán không đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra. Như vậy dù không am hiểu nhiều về thị trường chứng khoán nhưng nhà đầu tư cũng có thể biết được tính thanh khoản của nhiều loại chứng khoán và tính thanh khoản của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh hay hiệu quả đầu tư vào chứng khoán trên thị trường như thế nào.Điều này gây bất lợi cho qui mô giao dịch của thị trường, bởi vì nó gây ảnh hưởng cả tới cung và cầu chứng khoán.