Khó khăn từ nền kinh tế ảnh hưởng tới qui mô giao dịch của TTGDCK TpHCM:

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 30)

II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới qui mô giao dịch của TTGDCK TpHCM:

6 Miễn phí cho công chúng

2.1 Khó khăn từ nền kinh tế ảnh hưởng tới qui mô giao dịch của TTGDCK TpHCM:

TTGDCK TpHCM:

a.Xét các nhân tố ảnh hưởng tới cầu chứng khoán: Thị trường chứng khoán và lãi suất ngân hàng, giá cả bất động sản, giá cả trên thị trường vàng bạc và hoạt động của các tổ chức tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp và tác động mạnh mẽ với nhau bất cứ sự biến động nào cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng và qui mô giao dịch của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh cụ thể:

+ Khi giá bất động sản tăng: Điều này gây nên sự biến động không có lợi cho cầu chứng khoán. Chúng ta biết giá bất động sản trong thời gian qua liên tục tăng, bắt đầu bùng phát từ Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, sau đó lan ra các tỉnh khác trong nước. Đà Nẵng là một điển hình cho cơn sốt giá đất trong thời gian qua.Có thời điểm giá bất động sản tại thành phố và khu đô thị có lúc tăng từ 50% - 70%. Chính điều này đã gây ra tình trạng đọng vốn rất lớn cho nền kinh tế; đồng thời tạo ra tâm lý bất ổn cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, bởi vì khi mà một lượng tiền trong thời gian ngắn có thể sinh lợi gấp 2, 3 lần vậy thì tại sao những người có tiền đầu tư lại không nghĩ đến việc chuyển hướng đầu tư để có một khoản tiền lớn hơn nhiều, chính vì thế đã có sự chuyển hướng đầu tư từ thị trường chứng khoán sang thị trường bất động sản. Như vậy, việc đầu tư vào đất đai là chuyện không thể tránh khỏi một khi thị trường chứng khoán càng phát triển càng èo uột và không hiệu quả.

+ Khi lãi suất ngân hàng tăng :

Bảng 11: Tóm tắt lãi suất tiền gửi qua các năm.

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2018

Lãi suất tiền gửi 6 tháng 1,7 0,95 0,65 0,9 0,95 0,57 0,58 0,65

Nguồn: Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam , các tạp chí ngân hàng và tạp chí tiền tệ số 2/2019

Nhìn bảng lãi suất trong những năm qua thay đổi liên tục nhưng trong mấy năm gần đây lãi suất huy động có xu hướng tăng lên(từ năm 2000 bắt đầu có biểu hiện, cụ thể trong năm này lãi suất tiền gửi 6 tháng là 0,57% tới năm 2018 lên tới 0,65% và trong năm 2019 biến động lãi suất càng nóng, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất có thời điểm trong năm 2019 ngân hàng nhà nước phải can thiệp để giảm nóng) điều này gây ảnh hưởng không có lợi cho giao dịch chứng khoán. Bởi vì lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với doanh nghiệp.Chi phí vay này sẽ ảnh hưởng tới các cổ đông vì nó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, là nguồn thanh toán cổ tức.Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm cho họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất kì nơi nào có lãi suất cao(lãi suất tiết kiệm chẳng hạn).Hơn nữa lãi suất tăng còn làm cho doanh nghiệp có tâm lý giữ tiền hơn là đầu tư vào việc kinh doanh.

Như vậy với việc tăng lãi suất thì sẽ làm người đầu tư muốn gửi tiền vào ngân hàng hơn là đem tiền đầu tư vào chứng khoán với cổ tức thấp và rủi ro quá cao. Và với tình trạng tín dụng nóng như trong thời gian qua thì quả là một vấn đề bất lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam, không những thế dường như các ngân hàng giai đoạn vừa qua đã quá tập trung vào lãi suất, lạm dụng để có thể huy động được nguồn vốn, điều này làm cho tình hình giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán ảm đạm và người đầu tư trở nên thờ ơ với thị trường.

Đồng thời Chính phủ cũng tăng lãi suất trái phiếu lên cao:

Bảng 12: Các loại trái phiếu Chính phủ phát hành thời gian qua.

Nhóm Lãi suất(%) Khối lượng( tỉ đồng)

I 6,0 40 II 6,0 50 III 7,0 70 IV 7,5 40 V 8,0 70 VI 8,5 60

Nguồn: Chứng khoán Việt Nam số 11- tháng 11/2019

Có thể thấy lãi suất trái phiếu Chính Phủ tăng liên tục và tăng ở mức cao, với mức lãi suất hấp dẫn như vậy nếu ai có tiền mà không gửi ngân hàng thì cũng mua trái phiếu Chính phủ đó là một tất yếu, còn chẳng ai thích đầu tư vào cổ phiếu - cổ tức thấp, nhiều rủi ro và chẳng hiểu nhiều lắm về nó. Hơn nữa những ai đang sở hữu cổ phiếu thì sao? hôm nay họ mua ngày mai họ đã

thấy lỗ vậy lấy gì đảm bảo cho họ cuối năm có được cổ tức như kế hoạch mà công ty đã công bố, trong khi ngay bản thân công ty còn đang phải xoay xở để trả cổ tức cho cổ đông số tiền lãi năm trước.Thử hỏi ai còn muốn giữ cổ phiếu đây? khi lãi suất ngân hàng tăng nóng, lãi suất trái phiếu cao và ổn định. Nhiều nhà đầu tư đã chọn giải pháp là bán cổ phiếu để gửi tiền vào ngân hàng vừa có lãi cao vừa an toàn hơn cổ phiếu. Còn đối với cán bộ công nhân viên Nhà nước số tiền nhàn rỗi không gửi ngân hàng thì cũng mua trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu đô thị, trái phiếu thì mang lại lợi trong thời gian dài.Tuy nhiên một hạn chế nữa là lượng trái phiếu chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường chứng khoán nhưng tính thanh khoản của trái phiếu rất kém do vậy gây bất lợi cho giao dịch chứng khoán và làm ảnh hưởng tới qui mô giao dịch của thị trường.

+ Khi giá vàng tăng:

Bảng 13: Tình hình biến động giá vàng thế giới( USD/ ounce)

Thá

ng 3-02 4-02 5-02 6-02 7-02 8-02 9-02 10-02 11-02 12-02 1-03

Giá 303,75 311,6 324 318 305 314 321,8 317,2 391,05 339,52 361,83

Nguồn:Tạp chí tài chính tiền tệ , số 3+4, 2019,tr8

Sự biến động của giá vàng thế giới đã tác động đến giá vàng của Việt Nam trong cùng thời gian, biểu hiện cụ thể :

Bảng 14: Biến động giá vàng trong nước(Ngàn đồng/Chỉ).

Tháng 1-02 2-02 3-02 4-02 5-02 6-02 7-02 8-02 9-02 10-

02 11-02 12-02 1-03Giá 521 534 573 569 595 588 584 587 599 597 601 626 665 Giá 521 534 573 569 595 588 584 587 599 597 601 626 665

Tạp chí thị trường tài chính- tiền tệ , số 3+4 ,2019,trang8

Vừa qua tình trạng giá vàng tăng mạnh ở Việt Nam và thế giới gây nên những cơn sốt vàng và tình trạng đầu cơ dự trữ vàng nhằm kiếm chênh lệch giá và Việt Nam, đã cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Chính điều này cũng làm các nhà đầu tư chứng khoán cảm thấy đau đầu và tâm lý đầu tư vào vàng, vừa an toàn, vừa có giá trị ổn định, ít ảnh hưởng của lạm phát, lại có lãi lớn (giá tăng trên dưới 30%) mà tính thanh khoản của vàng lại rất cao trong khi bất động sản và chứng khoán không có được.Điều này cũng gây nên tình trạng đọng vốn cho nền kinh tế, nền kinh tế sẽ không thu hút được lượng tiền cho quá trình phát triển mà nó nằm chết trong lượng vàng đầu cơ, tích lũy để hưởng lãi.Có lẽ đây cũng là một tín hiệu nữa cảnh báo đối với lượng cầu đầu tư chứng khoán tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.

+ Khi tỉ giá thay đổi:

Tình hình biến động về tỉ giá giữa USD và tiền đồng của Việt Nam cho ở bảng sau:

Bảng 15: Tỉ giá USD/VND bình quân qua các năm

USD/VND VND

11,000 11,030 11,082 11,737 13,093 13,956 14,285 14,816 15,084

Nguồn: Tạp chí chứng khoán Việt Nam , số 2, tháng 2/2019.

Như vậy có thể thấy việc tỉ giá giữa đồng Việt Nam so với đô la Mỹ liên tục giảm trong thời gian qua gây ra tâm lý bất an cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán một khi mà việc đầu tư vào các loại ngoại tệ có lợi hơn đầu tư vào chứng khoán thì chắc chắn sẽ có sự chuyển hướng đầu tư từ thị trường chứng khoán sang thị trường ngoại hối.Trong năm 2019 tỉ giá USD/VND tăng 2,1%( 15.084đồng/usd -> 16.043 đồng/usd). Vậy thì nếu có một so sánh nhỏ việc dùng tiền mua đô la trong năm qua vẫn có lời lớn hơn và khá chắc chắn so với việc dùng tiền đó để mua cổ phiếu.

b.Xét các nhân tố ảnh hưởng tới cung chứng khoán:

Nguồn cung chứng khoán tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố từ bên trong nó: Các công ty niêm yết làm ăn thế nào cũng gây ảnh hưởng tới cung chứng khoán, hệ thống thông tin thị trường thế nào...và các nhân tố bên ngoài tác động tới cung chứng khoán cũng rất lớn chẳng hạn như: doanh nghiệp lựa chọn như thế nào giữa vay ngân hàng và huy động vốn trên thị trường chứng khoán ...

* Hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán:

Có thể thấy hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán là 2 kênh huy động vốn chính cho nền kinh tế vì thế nếu như trong một nền kinh tế phát triển đồng bộ thì 2 kênh này sẽ cạnh tranh và thúc đẩy nhau phát triển.Nhưng thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam(nói chung) do mới đi vào hoạt động nên chưa phát huy được bản chất của mình trong khi đó các ngân hàng càng ngày càng tạo mọi điều kiện, có nhiều cải tiến, tạo mọi tiện ích để thu hút và phục vụ khách hàng.Vậy thì một khi thiếu vốn thử hỏi các công ty sẽ nghĩ tới việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán hay đi vay ngân hàng, có lẽ câu trả lời là vay ngân hàng bởi vì thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp vừa xa lạ, vừa khó khăn phiền hà cho họ. Đồng thời phải cổ phần hóa, tham gia niêm yết mới có thể huy động được vốn, chắc gì khi huy động đã huy động được...với tâm lý chung như thế quả là vấn đề khó khăn để thị trường chứng khoán có thể thu hút nguồn hàng cũng như muốn nâng cao chất lượng hàng hóa.

* Thực tế tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh: Trong giai đoạn thử nghiệm này thì quả là còn quá nhiều bất cập. Từ hệ thống thông tin,công ty chứng khoán hay các công ty niêm yết trên thị trường...họ chính là những hạt nhân của thị trường nhưng chính những hạt nhân này lại biểu hiện những bất cập làm ảnh hưởng tới cung của thị trường chứng khoán nói chung và qui mô giao dịch của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng. Như phân tích ở trước thì sau 3 năm đi vào hoạt động thị trường mới chỉ có 21 loại hàng hóa được các nhà đầu tư trao đổi mua bán cho dù đã có sự kêu gọi, xúc tiến hay những kế hoạch

nhưng các công ty dường như quá thờ ơ với thị trường. Nhiều công ty sắp sửa niêm yết trên thị trường rồi song thấy sợ lại chần chờ vì nhìn các công ty đang hoạt động trên thị trường không có được lợi mà càng ngày càng kém đi so với chưa niêm yết, cụ thể tình hình hoạt động của 21 công ty niêm yết trong một thời gian 31/12/2018 tới 14/12/2019 như sau:

Bảng 16: Tình hình hoạt động của các công ty niêm yết

Tên CP Giá ngày 31/12/2018 Giá ngày 14/12/2019 Giảm(%)

VTC 21.000 19.200 9 TS4 18.500 15.000 9 HAS 21.400 19.400 10 SAV 16.600 14.800 11 SAM 20.400 17.700 14 AGF 28.000 24.100 14 SGH 14.500 12.400 15 BTC 19.000 16.000 16 BT6 18.600 15.000 20 GMD 39.000 31.300 20 BPC 19.100 14.900 22 TMS 36.300 27.200 25 TRI 23.500 17.500 26 KHA 23.100 16.200 30 LAF 24.000 16.500 32 CAN 18.000 12.000 34 HAP 36.200 23.500 36 GIL 28.800 18.000 38 DPC 15.400 8.900 43 REE 19.800 10.400 50 BBC 15.700 7.900 50

Nguồn : Đầu tư chứng khoán số 203 , 27/10/2019,tr12

Với sự sụt giảm 1/2 giá trị của một số cổ phiếu(REE và BBC) hay thấy các cổ phiếu đều giảm, thấp nhất cũng 9% thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tâm lí của các doanh nghiệp cổ phần hóa. Nhiều khi muốn bước chân lên thì lại sợ sự soi rọi, ràng buộc từ phía nhà quản lý.Hay nhìn lại những công ty đang hoạt động trên thị trường muốn huy động vốn quả là khó khăn, các công ty niêm yết trên thị trường muốn huy động vốn mà có mấy công ty huy động được đâu.Trong suốt 3 năm chỉ có một công ty duy nhất là huy động được vốn là Hapaco: huy động được 10 tỉ đồng từ phát hành cổ phiếu nhưng gặp phải quá nhiều khó khăn trong quá trình huy động.Trong khi đó các công ty không lên sàn thì việc huy động dễ dàng hơn nhiều như: EIS huy động gần 10 tỉ đồng một cách dễ dàng, trong một buổi sáng HASECO huy động được vài tỉ đồng...qua đó thì có thể thấy thị trường chứng khoán vẫn chưa là sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia và đây cũng chưa là nơi thu hút doanh nghiệp muốn tham gia.Chính vì thế mà các doanh nghiệp chưa có hứng thú lên sàn cũng như chưa thấy được lợi gì khi tham gia niêm yết.Vì vậy mà

nguồn cung chứng khoán bị hạn chế và càng có nhiều bất cập chưa thể giải quyết thỏa đáng được.

Như vậy xét về cung cũng thấy bất lợi, về cầu cũng có bất cập vậy thì hiện tượng thị trường chứng khoán Việt Nam vận hành lúc"nóng", lúc"lạnh" cũng là điều dễ hiểu và vấn đề ở đây là làm thế nào để tăng cung, mở rộng cầu góp phần làm cho qui mô phát triển cả về bề rộng và chiều sâu để thị trường chứng khoán thực sự là kênh huy động vốn ngang với kênh ngân hàng làm cho đồng vốn thật sự đi vào nền kinh tế chứ không phải là những đồng vốn lòng vòng quanh các túi qua đêm như giai đoạn thử nghiệm hiện nay.

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w