II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới qui mô giao dịch của TTGDCK TpHCM:
6 Miễn phí cho công chúng
2.2 Hạn chế từ phía công chúng đầu tư thời gian qua:
Qui mô của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh phụ thuộc chủ yếu vào các chủ thể có mặt tại Trung Tâm Giao Dịch, chính họ là đối tượng chính để tạo ra cầu về chứng khoán, từ đó thúc đẩy tăng cung chứng khoán góp phần mở rộng qui mô giao dịch của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Bốn chủ thể chính của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh là:
*Nhà đầu tư cá nhân:
Đây là thành phần đông đảo nhất, xét về số lượng cũng như tổng mức vốn trên thị trường (chiếm trên 80%),họ là những người quyết định sự thành bại của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. Như chúng ta đã biết hiện nay người dân Việt Nam đang quen và gần gũi với ngân hàng đồng thời,ngân hàng cũng dần là người bạn thân thiết của người dân, chính vì thế với dân số gân 80 triệu dân thì những nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cá nhân sẽ là yếu tố chính của thị trường chứng khoán sau này.Không thể hình thành các quỹ đầu tư nếu không có người muốn đầu tư, cũng không thể mở rộng qui mô giao dịch cho Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh nếu cá nhân không có niềm tin và động cơ.Cho nên bây giờ Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh phải là nơi hấp dẫn người đầu tư hơn, lôi cuốn họ hơn và là mục tiêu sự nghiệp của người đầu tư trong trong tương lai.
Theo ước tính của một số tổ chức ngân hàng và cơ quan chức năng, hiện tại lượng tiền nhàn rỗi trong dân rất lớn khoảng từ 4 tới 6 tỉ USD và nếu nhìn tổng thị giá lượng chứng khoán đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (khoảng 2500 tỉ VND) thì rõ ràng khả năng mua của người đầu tư cá nhân là rất lớn. Nhưng căn cứ vào lượng đặt mua chứng khoán,kết quả khớp lệnh qua các phiên giao dịch thì có thể thấy sự sẵn sàng mua của nhà đầu tư cá nhân là rất hạn chế. Biểu hiện là số tài khoản mà các công ty chứng khoán có được rất ít(tới nay có khoảng gần 16.000 tài khoản được mở), có tài khoản mở rồi cũng không tham gia giao dịch, mua bán hay nếu có thì mang tính thời vụ.Vấn đề ở đây là ý muốn đầu tư của người dân nằm ở đâu, và niềm tin của họ có được là gì khi mà thị trường chứng khoán càng hoạt động thì càng mất đi niềm tin của người đầu tư. Và việc mở rộng qui mô của
Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới cũng nhằm chủ yếu vào đối tượng này.
*Các chủ thể còn lại:
+ Các công ty bảo hiểm:
Hiện nay có thể nói các công ty bảo hiểm ngày càng lớn mạnh và thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia mua bảo hiểm. Biểu hiện cụ thể là:
Bảng 17: Doanh thu phí bảo hiểm/ GDP(%)
1993 1996 1999 2018 20190,37 0,46 0,52 1,3 1,69 0,37 0,46 0,52 1,3 1,69
Chính vì thế nếu thu hút được đối tượng này tham gia mạnh vào đầu tư chứng khoán(cổ phiếu) thì sẽ tạo ra một lượng cầu lớn cho thị trường chứng khoán. Tuy vậy trong thời gian vừa qua tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh các công ty bảo hiểm mới chỉ đầu tư một lượng nhỏ nguồn vốn huy động được vào trái Phiếu Chính Phủ hay trái phiếu do các chủ thể nhà nước phát hành. Chúng ta đều biết thị trường trái phiếu thì diễn ra hết sức ảm đạm, giao dịch trái phiếu còn hạn chế. Như thế thì chưa thể nào thúc đẩy nguồn cầu cho thị trường chứng khoán để góp phần mở rộng qui mô giao dịch, đây là một hạn chế mà hiện nay Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh cần có biện pháp để thu hút lượng tiền đầu tư vào chứng khoán của các công ty bảo hiểm.
+Các quỹ đầu tư:
Trước tiên phải nhắc tới sự tồn tại của các quỹ đầu tư vàoViệt Nam năm 1991.Trong thời gian đầu có tất cả 6 quỹ đầu tư được thành lập chỉ để đầu tư vàoViệt Nam với tổng giá trị lên 400 triệu USD,đó là: Việt Nam Fund,Việt Nam Frontier Fund,Beta Fund,Templeton Vietnam Opportunities Fund, Vietnam Enterprises Investment Limitted và Lazard Vietnam fund. Mục tiêu đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm khi đó là các dự án FDI được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài. Tuy vậy việc đầu tư cũng có rất nhiều hạn chế và tới giờ chỉ còn 2 quỹ đầu tư là VEIL do công ty Dragon Capital quản lý và quỹ Việt Nam Frontier Fund do công ty finansa quản lý còn hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy quỹ đầu tư được hình thành ban đầu chỉ có rất ít vốn để đảm bảo. Và ở Việt Nam quỹ đầu tư lúc đầu cũng không nhằm mục đích là thu hút vốn từ những người không có thời gian, hoặc ít hiểu biết về thị trường chứng khoán đem tiền đầu tư. Khi Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh hình thành và phát triển thì quỹ đầu tư là một loại hình cần thiết để phát triển qui mô giao dịch của trung tâm giao dịch nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung.
Thực tế sau 3 năm Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động thì việc ra đời của quỹ VF1 là điều tất yếu cần thiết trong giai đoạn hiện nay đánh dấu sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và thực tế đã chứng minh cho sự cần thiết ấy. Chỉ sau 10 ngày phát hành,30 triệu đơn vị quỹ VF1 đã được bán hết và VF1 đã huy động
đủ 300 tỉ đồng.Theo thống kê của VFM tổng cộng có 1050 nhà đầu tư chuyển tiền vào Vietcombank(VCB-là ngân hàng giám sát )mua chứng chỉ VF1.Trong 300 tỉ huy động được các nhà đầu tư cá nhân chiếm 55%, tổ chức chiếm 45%.
Như vậy có thể thấy đây là hình thức đầu tư nên được mở rộng trong giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán. Để người đầu tư có niềm tin ban đầu và góp phần làm tăng số lượng cổ phiếu trên thị trường,đây cũng là hình thức đầu tư dưới dạng tổ chức trong nay mai của thị trường chứng khoán, và cần phát triển mạnh hơn nữa.Nhưng thực tế hiện nay đã có được bao nhiêu quỹ đầu tư và để hình thức đầu tư này được phổ biến nhanh chóng tới người đầu tư cũng không phải là chuyện dễ dàng, và ai dám chắc cứ bỏ tiền vào đó sẽ có lãi to? Nếu so ra cả một thị trường chứng khoán chỉ có một quỹ đầu tư sẽ giải quyết được vấn đề gì?
+Nhà đầu tư nước ngoài:
Cuối năm 2018 nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng10.595.203 cổ phiếu chiếm khoảng 10,7% thị trường trên tổng số 19.752.668 cổ phiếu được quyền sở hữu.Và chủ yếu trong giai đoạn này nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu mua vào, ít khi bán ra. Cho dù nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhưng không phải là quyết định nhưng đây cũng là yếu tố tạo nên động lực cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn này.Trong hội thảo về thị trường chứng khoán do Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước tổ chức cho người nước ngoài thì người đầu tư nước ngoài đều nói rằng họ chưa tham gia thị trường chứng khoán vì qui mô của thị trường còn quá nhỏ.Nhưng dù sao đã có nhiều dấu hiệu khả quan vào thời điểm cuối năm 2019,theo Trung Tâm Giao Dịch Thành Phố Hồ Chí Minh tổng số cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán trên thị trường đạt trên 3,5 triệu cổ phiếu, trong đó gần 3,2 triệu cổ phiếu được mua vào với tổng giá trị trên 79,7 tỉ đồng chiếm 11,31 % tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.Và trong năm 2019 cũng đã bán ra 331.910 cổ phiếu chiếm 1,18% tổng cổ phiếu bán ra toàn thị trường. Như vậy dù đây không là chủ thể chính của thị trường chứng khoán song họ sẽ là một là gió đem lại sự "mát mẻ " cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. Tuy nhiên quy mô của thị trường chứng khoán không thôi thúc niềm tin của họ và cần có biện pháp kích thích vào đối tượng này mạnh hơn nữa.