CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH THỦ TỤC PHÁ SẢN

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI 3 (Trang 62 - 67)

1. Tòa án - cơ quan có thm quyn tiến hành th tc phá sn

Theo thông lệ chung, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp là tòa án. Tuy nhiên, do tổ chức hệ thống tòa án và cơ quan tài phán ở mỗi nước khác nhau nên việc giao cho tòa án nào giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản không phải giống nhau. ví dụ, ở hầu hết các nước châu âu lục địa, thẩm quyền giải quyết phá sản thuộc về tòa thương mại. Trong khi đó một số nước như Mỹ, Thụy Điển, Nam Tư ... lại thành lập tòa phá sản riêng. Có những nước như Cộng Hòa Liên Bang Nga thì việc giải quyết phá sản thuộc chức năng của tòa án trọng tài. Ngược lại, ở Trung Quốc, Malaixia,... tính chất của một vụ phá sản được pháp luật coi như một vụ kiện dân sự nên thẩm quyền thuộc về tòa án dân sự.

Ở Việt Nam, Theo quy định của luật phá sản thì toà án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Cụ thể hơn, pháp luật phá sản Việt Nam quy định Thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết tuyên bộ phá sản tại Điều 7 của Luật Phá sản như sau :

- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó.

- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó.

Trong trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ

tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó.

Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương về tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.

2. Nhim v ca thm phán trong quá trình gii quyết yêu cu tuyên b phá sn

Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được tiến hành thông qua hoạt động của tòa án, trực tiếp là thẩm phán phụ trách vụ phá sản doanh nghiệp đó.

Tùy thuộc vào tính chất và quy mô của vụ việc, Chánh tòa kinh tế có thể chỉ định một thẩm phán hoặc tổ thẩm phán gồm ba thẩm phán để giải quyết (sau đây gọi chung là thẩm phán). Việc chỉ định ba thẩm phán để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp thường được tiến hành trong các trường hợp như : số lượng chủ nợ lớn, có nhiều khoản nợ khác nhau với số tiền rất lớn, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều nơi, các

yếu tố liên quan khác cho thấy độ phức tạp của việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Chánh tòa kinh tế cũng có quyền bổ sung hoặc rút bới số thẩm phán tùy mức độ phức tạp hay không trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, các quyết định bổ sung này phải được gởi cho Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thộc trung ương. Chẳng hạn lúc đầu ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, Chánh tòa kinh tế chỉ chỉđịnh một thẩm phán để giải quyết, nhưng quá trình tiến hành giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, nếu xét thấy phức tạp khó khăn, thì chánh tòa kinh tế theo đề

nghị của thẩm phán hoặc tự mình ra quyết định bổ sung thẩm phán để có một tập thể gồm ba thẩm phán tiếp tục giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Ngược lại, đối với trường hợp khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Chánh tòa kinh tế chỉ định một tập thể gồm ba thẩm phán để giải quyết, nhưng quá trình tiến hành giải quyết việc phá sản doanh nghiệp cho thấy không cần thiết phải do một tập thể gồm ba thẩm phán giải quyết, thì Chánh tòa kinh tế theo đề nghị của tập thể thẩm phán được chỉ định hoặc tự mình ra quyết định rút bớt thẩm phán và giao việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cho một thẩm phán phụ trách, giải quyết tiếp.

Trong trường hợp chỉ định ba thẩm phán thì một thẩm phán được giao nhiệm vụ

tổ trưởng. Thẩm phán chịu trách nhiệm trước chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tập thể thẩm phán làm việc theo quy chế do chánh án tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán (sau đây gọi chung là Thẩm phán) có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, tiến hành thủ tục phá sản.

Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thẩm phán cung cấp tài liệu (bản sao) cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản.

3. T qun lý, thanh lý tài sn

Theo kinh nghiệm của nhiều nước như Pháp, Mỹ, Nhật, Nga ... thì việc quản lý tài sản cũng như thanh toán tài sản của thương nhân lâm vào tình trạng phá sản thường được giao cho một thành phần đặc biệt là nhân viên quản lý tài sản (quản tài viên) hoặc thanh lý viên thực hiện. Đây được coi như một nghề, bất cứ cá nhân nào (thường là các luật sư, kế toán viên, ...) có đủđiều kiện đều có thể nộp đơn xin tham gia quản lý cũng như thanh toán tài sản của thương nhân và được hưởng thù lao từ tài sản của thương nhân lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, xét trong điều kiện nước ta, khi mà đội ngũ luật sư, kiểm toán viên ... còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý tài sản và thanh toán tài sản thì việc quy định theo hướng quản tài viên và thanh lý viên là một cá nhân và hành nghề độc lập là không thực tế. Chính vì vậy Luật Phá sản quy định nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được giao cho một tổ công tác đặc biệt là Tổ quản lý, thanh lý tài sản

Tổ quản lý tài sản, thanh lý tài sản là một chếđịnh pháp lý được đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động của thẩm phán trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Do vậy mà về nguyên tắc, tổ quản lý tài sản phải chịu trách nhiệm trước thẩm phán về toàn bộ hoạt

động của mình.

Tổ quản lý, thanh lý tài sản do thẩm phán ra quyết định thành lập ngay khi có quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản.

Điều 19 Luật Phá sản quy định: « Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ

quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản » Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:

a) Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng; b) Một cán bộ của Toà án;

c) Một đại diện chủ nợ;

d) Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản;

đ) Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định.

Như vậy số lượng thành viên tổ quản lý tài sản tối thiểu là 4 người. Thông thường thì trong những vụ phức tạp, tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản còn có các chuyên gia giám định, chuyên gia kiểm toán.15

Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp từ khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đến khi có quyết định tuyên bố phá sản. Cụ thể, tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Quản lý tài sản : Lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã; giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kế toán và con dấu của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý;

- Bảo toàn tài sản : Đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp cần thiết; Phát hiện và đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý

đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp16 ; Thi hành quyết định của Thẩm phán về việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá; Gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vào tài khoản mở tại ngân hàng;

15 Theo quy định của Luật PSDN 1993 thì thành phần tham gia 2 Tổ này rất đa dạng, bao gồm: cán bộ Toà án, chấp hành viên, đại diện chủ nợ, đại diện con nợ, đại diện người lao động, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan thuế, ngân hàng ... Vì thành phần khá cồng kềnh như vậy nên trên thực tế, hoạt động của hai Tổ này tỏ ra kém hiệu quả. Khi yêu cầu các cơ quan cử chuyên viên tham gia Tổ quản lý tài sản, Tổ thanh toán tài sản, Toà án, Phòng thi hành án đã gặp phải sự thờ ơ của các cơ quan được yêu cầu vì họ không coi đây là một công việc bắt buộc phải thực hiện. Nhiều trường hợp, các cơ quan không cử chuyên viên mà cũng chẳng giải thích tại sao. Đối với các chuyên viên khi đã được cử tham gia Tổ quản lý tài sản, Tổ thanh toán tài sản thì sự tham gia của họ cũng rất hời hợt, miễn cưỡng; họ có thể vắng mặt thường xuyên và bất cứ lức nào với sự giải thích "bận việc cơ quan". Một chế độ làm việc lỏng lẻo như vậy rõ ràng đã làm cho hoạt động của hai tổ này không đạt được hiệu quả như mong muốn.

- Quản lý các khoản nợ của doanh nghiệp bị phá sản : Lập danh sách các chủ nợ

và số nợ phải trả cho từng chủ nợ; những người mắc nợ và số nợ phải đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Phân chia tài sản : Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của Thẩm phán;

- Thi hành các quyết định khác của Thẩm phán trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.

Luật Phá sản cũng giao trách nhiệm điều hành Tổ quản lý, thanh lý tài sản thuộc về tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản; đồng thời tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng chịu trách nhiệm Mở tài khoản ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ

những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý trong trường hợp cần thiết và tổ chức thi hành các quyết định của Thẩm phán.

III. CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ NỢ VÀ DOANH NGHIỆP

MẮC NỢ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ

SẢN.

1. Quyn và nghĩa v ca ch n :

a. Các loi ch n :

Chủ nợ là những người có mối quan tâm trực tiếp đến việc phá sản vì các quyền về tài sản của họ đối với tài sản còn lại của doanh nghiệp. Về nguyên tắc chung, tất cả

các chủ nợ đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc đòi nợ và thu hồi nợ từ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Tuy nhiên, do xuất phát tính chất của mối quan hệ giữa doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ và việc có hay không có sử dụng các biện pháp đảm bảo đối với các khoản nợ mà tư cách chủ nợ có sự khác biệt. Đồng thời với sự khác biệt về tư cách chủ nợ mà họ có những quyền và nghĩa vụ không hoàn toàn giống nhau.

Căn cứ vào việc có hay không có sử dụng các biện pháp đảm bảo, Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam quy định ( tại điều 3 ) ba loại chủ nợ sau đây :

Chủ nợ có đảm bảo : là những chủ nợ có khoản nợđược đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ hoặc của người thứ ba.

Ví dụ : Công ty X thế chấp một tài sản trị giá 500 triệu đồng để vay ngân hàng Y số tiền 350 triệu đồng. Nếu Công ty X lâm vào tình trạng phá sản và đang tiến hành thủ

tục tuyên bố phá sản thì Ngân hàng Y là chủ nợ có đảm bảo đối với món nợ 350 triệu

đồng.

Chủ nợ có đảm bảo một phần : là chủ nợ có khoản nợđược đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản đảm bảo ít hơn khoản nợđó.

Ví dụ : Công ty X nợ Công ty Z 180 triệu đồng, trong khi đó tài sản của Công ty X thế chấp để đảm bảo trả nợ là 150 triệu đồng. Như vậy nếu Công ty X lâm vào tình trạng phá sản và đang tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản thì Công ty Z là chủ nợ có đảm bảo một phần của Công ty X

Chủ nợ không có đảm bảo : Là chủ nợ có khoản nợ không được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ hoặc của người thứ ba.

b. Quyn và nghĩa v :

Quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản : về nguyên tắc thì mọi chủ nợ đều bình

đẳng và đều có quyền đệ đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ. Tuy nhiên, quyền của chủ nợ có bảo đảm bị hạn chế bởi chính sự thỏa thuận về việc xử lý giá trị tài sản được bảo đảm. Cụ thể là đối với chủ nợ không có bảo

đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần thì có quyền nộp đơn đến tòa án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản của doanh nghiệp. Còn đối với đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động (nơi chưa có tổ chức công đoàn), khi nhận thấy doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản thì cũng có quyền yêu cầu như

chủ nợ không có bảo đảm hay chủ nợ có bảo đảm một phần. Sau khi nộp đơn, đại diện công đoàn được coi như chủ nợ.

Quyền gởi giấy đòi nợ đến doanh nghiệp mắc nợ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ

ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của tòa án về mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, chủ nợ phải gởi giấy đòi nợ đồng thời cung cấp những tài liệu, chứng cứ chứng minh về số nợ đó. Tuy nhiên, nếu chủ nợ không thực hiện quyền đòi nợ

thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.(Điều 51)

Quyền khiếu nại danh sách chủ nợ. Chủ nợ của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố

phá sản có quyền khiếu nại với thẩm phán về danh sách chủ nợ do Tổ quản lý tài sản lập , hay quyết định tuyên bố phá sản (khoản 2 Điều 52) .

Quyền tham gia hội nghị chủ nợ và biểu quyết tại hội nghị chủ nợ. tất cả các chủ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI 3 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)