THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠ I

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI 3 (Trang 29 - 33)

Phạm vi thẩm quyền xét xử của trọng tài là một yếu tố quan trọng, nó quy định thẩm quyền của một Trung tâm trọng tài đối với một vụ kiện cụ thể. Một điều khoản thỏa thuận trọng tài ghi đầy đủ tên Trung tâm trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài.. cũng chưa hẳn vụ kiện đã được Trung tâm thụ lý. Trọng tài chỉ thụ lý khi xem xét thấy vụ kiện nằm trong thẩm quyền xét xử của mình, tức trọng tài phải xem xét vụ kiện đó theo quy định

của pháp luật có thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài hay không. Do đó, việc xác định phạm vi những tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài là rất quan trọng. Ngoài ra, đây còn là một vấn đề phức tạp không chỉ trong nguyên tắc mà cả trong quá trình thực thi pháp luật về trọng tài.

Điều 1 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại Việt Nam quy định “Pháp lệnh này quy

định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong họat

động thương mại theo sự thỏa thuận của các bên”.

Điều 2 Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định : “Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh. Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài”.

Như vậy trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi thoả

mãn đủ các điều kiện sau :

- Vụ tranh chấp được yêu cầu giải quyết phải là tranh chấp phát sinh trong họat

động thương mại .

- Các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài.

1. V điu kin th nht : tranh chp phát sinh là tranh chp thương mi

Hoạt động thương mại theo Khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của các cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; Li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò; khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không,

đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hoạt động thương mại ở đây được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm hầu như toàn bộ lĩnh vực hoạt động của thương nhân, từ sản xuất đến lưu thông phân phối; từ

sản xuất hàng hoá đến cung cấp dịch vụ; từ hoạt động kinh doanh thông thường đến các hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù; từ tranh chấp trong hợp đồng đến tranh chấp ngoài hợp đồng. Nói cách khác, thuật ngữ hoạt động thương mại trong Pháp lệnh trọng tài thương mại có nội hàm tương tự như khái niệm thương mại trong Luật mẫu về trọng tài của UNCITRAL, khái niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005 và khái niệm kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp 2005.

Có thể nói rằng, pháp luật về trọng tài ở Việt Nam đã mở rộng phạm vi thẩm quyền trọng tài của trọng tài theo hướng phù hợp với pháp luật của quốc tế, tạo điều kiện cho trọng tài Việt Nam tiến tới hòa nhập vào các tiêu chí của trọng tài quốc tế cũng như

trọng tài của các nước trên thế giới7.

7 Tuy nhiên, hiện nay cách quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại khi định nghĩa cụm từ “hoạt động thương mại” đã sử phương pháp liệt kê, từ đó quy định một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài, xét về lâu dài khái niệm này có thể sẽ không bao quát hết các lĩnh vực tranh chấp phát sinh có thể giải quyết bằng phương thức trọng tài. Luật trọng tài Trung Quốc đã dùng phương pháp loại trừ để xác định phạm vi trọng tài. Tại điều 3 của Luật trọng tài Trung Quốc quy định những loại tranh chấp không thể đưa ra trọng tài bao gồm: tranh chấp hôn nhân, nuôi

2. V điu kin th hai : Các bên tranh chp phi có tha thun trng tài

Trong nền kinh tế thị trường, việc lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế phụ thuộc vào ý chí của các bên đương sự. Vì vậy, bất kỳ một tranh chấp nào thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài chỉ được giải quyết bằng trọng tài nếu như các bên có thỏa thuận.

a. Khái nim v tha thun trng tài :

Thỏa thuận trọng tài là hình thức pháp lý trong đó các chủ thể của các quan hệ

kinh tế thể hiện sự nhất trí về việc sẽ đưa các tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh đến trọng tài để giải quyết theo một nguyên tắc của một tổ chức trọng tài nhất định. Thỏa thuận trọng tài là nội dung đầu tiên trong trình tự, thủ tục trọng tài. Nó đóng vai trò nền tảng tạo cơ sở xác lập cả một quá trình trọng tài mà các bên phải tuân thủ khi một tranh chấp phát sinh. Nói cách khác, không có thoả thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Điều 2 Khoản 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định : “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”.

Thỏa thuận trọng tài là một hình thức pháp lý, trong đó các bên thể hiện ý chí của mình về việc sẽđưa tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh từ quan hệ kinh tế mà các bên là chủ

thể đến một trọng tài kinh tế nhất định để giải quyết. Trong trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài, thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó là nội dung đầu tiên trong trình tự thủ tục trọng tài. Điều đó có ý nghĩa là tố tụng trọng tài chỉđược hình thành trên cơ sở một thỏa thuận trọng tài của các bên tranh chấp. Có thể nói rằng, các bên đương sự có toàn quyền quyết định thỏa thuận của mình và khi các bên đi đến thỏa thuận có nghĩa là các bên đã đặt nền móng, tạo cơ sở cho thực hiện một quá trình trọng tài.

Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 bảo đảm gần như tối đa quyền thỏa thuận của các bên tranh chấp theo nguyên tắc “nếu các bên không thỏa thuận thì pháp luật mới quy

định”. Đây là nguyên tắc chủ đạo chi phối gần như toàn bộ nội dung của các điều khoản trong pháp lệnh. Theo nguyên tắc này, thì các bên đương sự có quyền tự do lựa hình thức tổ chức trọng tài (vụ việc hay quy chế) (điều 19), chọn quy tắc tố tụng trọng tài, địa điểm trọng tài (điều 23). Hơn thế nữa, đối với các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên còn có quyền thỏa thuận chọn tố tụng trọng tài của một tổ chức trong nước hoặc quốc tế

mà cụ thể là có thể chọn trọng tài viên là người nước ngoài, luật áp dụng nước ngoài, địa

điểm xét xửở nước ngoài, tiếng nước ngoài dùng trong tố tụng.

Pháp lệnh Trọng tài không chỉ khẳng định thỏa thuận trọng tài như là một nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Khoản 1 Điều 3) mà đã quy định rõ ràng những nội dung về hình thức và hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.

b. Hình thc ca tha thun trng tài :

Pháp lệnh Trọng tài thương mại cũng quy định: “Thoả thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử

con nuôi, giám hộ, thừa kế, tranh chấp hành chính. Và tại điều 65, Luật Trung Quốc tiếp tục quy định một cách khái quát các lĩnh vực phát sinh từ các hoạt động kinh tế, buôn bán, vận tải và hàng hải có thể đưa ra giải quyết tại trọng tài.

hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thoả thuận trọng tài bằng văn bản” (Điều 9) và “Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng”.

c. Hiu lc ca tho thun trng tài:

Pháp lệnh ghi nhận tại điều 10 những trường hợp thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu sau đây:

1. Tranh chấp phát sinh không phải là tranh chấp trong hoạt động thương mại; 2. Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;

3. Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sựđầy đủ; 4. Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung;

5. Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh; 6. Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả

thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh.

Pháp lệnh Trọng tài còn khẳng định nguyên tắc toà án phải từ chối nhận đơn kiện trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài hợp lệ (Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài). Đây là một quy định có ý nghĩa quan trọng trọng việc xác định rõ ràng thẩm quyền của toà án và trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp.

d. Mi quan h gia điu khon trng tài vi hp đồng :

Giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa điều khoản trọng tài và hợp đồng, các quy

định về trọng tài trước đây ở Việt Nam đều không đề cập đến. Luật về Trọng tài của nhiều nước trên thế giới đều xác định mối quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp

đồng là “hợp đồng trong hợp đồng”. Điều khoản trọng tài có ý nghĩa đặc biệt hơn so với các điều khoản khác : điều khoản trọng tài sẽ không bị tựđộng vô hiệu ngay cả khi hợp

đồng chính vô hiệu. Việc cho phép một chếđịnh độc lập như vậy chính là tạo điều kiện cho trọng tài xem xét tính hiệu lực của hợp đồng bởi khi đã có một điều khoản trọng tài thì chỉ có hội đồng trọng tài mới có thẩm quyền xem xét tính hiệu lực của hợp đồng.

Cùng với trên quan điểm này Điều 11 Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định “Điều khoản độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài”.

Như vậy, việc xét xử vụ kiện vẫn được tiến hành kể cả khi một trong các bên tranh chấp cho rằng hợp đồng chính vô hiệu.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI 3 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)