Thẩm quyền theo vụ việc :

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI 3 (Trang 46 - 48)

III. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN KINH TẾ

1. Thẩm quyền theo vụ việc :

Thẩm quyền theo vụ việc là việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp xảy ra thuộc cơ quan nào : Cơ quan quản lý cấp trên, tòa dân sự, hay tòa kinh tế?

Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định vụ án kinh doanh, thương mại được chia thành hai loại : Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại và những yêu cầu về kinh doanh, thương mại

a. Nhng tranh chp v kinh doanh, thương mi thuc thm quyn gii quyết ca Toà án được quy định ti điu 29 B lut t tng dân s bao gm :

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ

chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Đây là các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực : Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác.

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty :

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng bản quyền sở

hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ

phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về

các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty.

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

b. Nhng yêu cu v kinh doanh, thương mi thuc thm quyn gii quyết ca Toà án

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Toà án có thẩn quyền giải quyết các yêu cầu về kinh doanh thương mại sau đây :

- Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ

tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. Đây là các yêu cầu như : 1. Chỉđịnh, thay đổi Trọng tài viên.

2. Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. 3. Huỷ quyết định trọng tài.

4. Các việc dân sự khác mà pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam có quy

định.

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.

- Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI 3 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)