Thẩm quyền về cấp xét xử

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI 3 (Trang 48 - 49)

III. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN KINH TẾ

2. Thẩm quyền về cấp xét xử

Thẩm quyền theo cấp xét xử là việc phân định thẩm quyền của tòa án theo cấp của tòa án, xem xét vụ án đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện, cấp tỉnh hay tòa án nhân dân tối cao.

Đặc trưng của vụ án kinh doanh, thương mại nói chung là những vụ án đòi hỏi kỷ

năng xét xử cao của thẩm phán và hội đồng xét xử do đó không phải tất cả các vụ án thuộc thẩm quyền của toà án đều thuộc thẩm quyền xét xử của toà án cấp huyện mà toà án cấp huyện chỉ xét xử một số loại vụ việc nhất định theo thủ tục sơ thẩm. Cụ thể, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, thẩm quyền theo cấp xét xử được phân định như

sau :

a. Tòa án nhân dân cp huyn

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: a) Mua bán hàng hoá; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối; d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi;

e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng;

h) Tư vấn, kỹ thuật;

i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội

địa;

Tuy nhiên, Những tranh chấp nói trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.

Như vậy toà án cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về kinh doanh thương mại. Đối với những tranh chấp về thương mại cũng chỉ giải quyết một số

tranh chấp về kinh doanh, thương mại.

b. Tòa án nhân dân cp tnh

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả

những vụ án kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự, trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

Tuy nhiên, Pháp lệnh cũng quy định trong trường hợp cần thiết Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

Trường hợp cần thiết là các trường hợp sau: - Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp;

- Vụ án có nhiều đương sựở trên địa bàn thuộc các huyện khác nhau và xa nhau; - Tòa án cấp huyện chưa có Thẩm phán để có thể phân công giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại, hoặc tuy có Thẩm phán để có thể phân công giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại, nhưng thuộc một trong các trường hợp phải thay đổi Thẩm phán mà không có Thẩm phán khác để thay thế.

Cũng theo sự phân cấp, tòa án cấp tỉnh phúc thẩm những vụ án kinh doanh, thương mại mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Đối với những bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị thì Ủy ban Thẩm phán của tòa án cấp tỉnh xem xét và giải quyết theo trình tự giám

đốc thẩm hoặc tái thẩm.

c. Thm quyn ca tòa án nhân dân ti cao :

- Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tiến hành phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

- Tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố

tụng.

- Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xem xét theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI 3 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)