Chiều dài của tôm nuôi 15 ngày ở nghiệm thức 1 (1,77 cm) và 4 (1,80 cm) không khác biệt có ý nghĩa, nhưng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 2 (1,61 cm) và nghiệm thức 3 (1,67 cm), nghiệm thức 2 và 3 khác biệt không có ý nghĩa (p<0,05). Chiều dài tôm khi kết thúc thí nghiệm thì ở nghiệm thức 3 (3,14±0,5 cm) cao nhất và thấp nhất ở nghiệm thức 4 (2,98±0,4 cm), chiều dài tôm ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Theo Lý Văn Khánh (2005) ương tôm càng xanh trong ao mật độ 100 con/m2 thì sau 30 ngày ương chiều dài của tôm đạt 2,58 cm, qua đó ta thấy ương theo công nghệ biofloc, mật độ ương rất cao nhưng tôm có chiều dài lớn hơn cho thấy biofloc có khả năng kiểm soát môi trường nước rất tốt, các hạt floc vừa hạn chế tôm ăn nhau vừa cung cấp thêm thức ăn rất tốt cho tôm. Qua Bảng 2.4 ta thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối ở nghiệm thức 2 và 3 là cao nhất là 2,1 %/ngày, khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 4 là 1,6% nhưng không khác biệt với nghiệm thức 1 là 1,8%. Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối ở nghiệm thức 2 và 3 luôn cao hơn so với các nghiệm thức còn lại nhưng giá trị chênh lệch không cao và ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
Hình 2.2: Đo chiều dài của tôm Bảng 2.4: Chỉ tiêu theo dõi chiều dài tôm ở các nghiệm thức
Chiều dài đầu
(cm) 0,92±0,24
a 0,92±0,24a 0,92±0,24a 0,92±0,24a
Chiều dài tôm 15
ngày (cm) 1,77±0,41
b 1,61±0,35a 1,67±0,31a 1,80±0,36b
Chiều dài tôm 30
ngày (cm) 3,02±0,35
a 3,05±0,41a 3,14±0,5a 2,98±0,4a
SGR(%/ngày) 1,8±0,26ab 2,1±0,17b 2,1±0,21b 1,6±0,26a
DLG(cm/ngày) 0,04±0,01a 0,05±0,00a 0,05±0,01a 0,04±0,01a
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)