a) Chuẩn bị hệ thống bể nuôi
Khu nuôi thí nghiệm được đặt trong nhà có mái che nhựa trong suốt. Hệ thống bể nuôi gồm có 12 bể, mỗi bể có thể tích 500 lít. Mỗi bể đựợc bố trí dây thổi khí và đá bọt với công suất phù hợp.
Chuẩn bị nước nuôi tôm: Nước ót có độ mặn 80‰ được xử lí chlorine 30 ppm và sục khí mạnh cho đến khi hết chlorine, sau đó pha thêm nước ngọt (nước máy thành phố) thành nước có độ mặn là 4‰.
Hình 1.3: Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Nghiệm thức 1: Mật độ tôm 1.000 PL/m3
- Nghiệm thức 2: Mật độ tôm 2.000 PL/m3
- Nghiệm thức 3: Mật độ tôm 3.000 PL/m3
- Nghiệm thức 4: Mật độ tôm 4.000 PL/m3
b) Cách tạo biofloc
Sau khi đã xử lý nước, ta có nước có chất lượng tốt (4‰). Tiếp theo, Biofloc được tạo bằng nguồn cacbon từ bột mì (C/N=54,61) và bột đậu nành (C/N=4,58) theo tỷ lệ C/N= 12 (Jana, et al., 2001). Lượng bột mì và bột đậu nành được bón vào bể là 50g/m3. Sau 1 tuần khi thể tích biofloc > 3mL (Avnimelech, 2009) thì tiến hành thả tôm giống vào nuôi.
Hình 1.4: Quá trình tạo biofloc
* Trong quá trình nuôi:
Bổ sung bột mì 3 lần/tuần với lượng bằng 50% lượng thức ăn cho ăn trong tuần. Kiểm tra lượng biofloc: Lấy mẫu lúc 10-11 giờ. Dùng 3 bình nón 1lít lấy mẫu và để lắng 30 phút. Yêu cầu lượng biofloc: 3-11 ml. Nếu lượng biofloc <3ml, tăng lượng thức ăn 100-200% (lượng bột mì bổ sung tăng theo thức ăn). Nếu lượng biofloc > 15ml, ngưng bón bột mì, nếu lượng biofloc vẫn lớn hơn 15ml thì thay nước để giảm thể tích floc đến mức phù hợp. Trong quá trình ương, hạn chế thay nước, bổ sung nước do bốc hơi và siphon.
c) Tôm giống thí nghiệm và bố trí
Tôm giống PL10 (0.0083g/PL) thí nghiệm được mua từ trại sản xuất giống tôm Khoa Thủy sản trường Đại Học Cần Thơ. Tôm giống khỏe mạnh, đều cỡ, màu sắc tươi sáng
d) Cho ăn và theo dõi
+ Tôm được cho ăn thức ăn chuyên dùng cho thẻ chân trắng của CP (HI-PO) với hàm lượng thức ăn chứa từ 35-40% đạm.
+ Lượng cho ăn khoảng 3-10% trọng lượng tôm, thay đổi tùy theo giai đoạn tôm, tình trạng sức khỏe của tôm và giảm 15-20% theo khẩu phần ăn thông thường. Kích thước hạt thức ăn cũng sẽ được điều chỉnh tăng dần sau mỗi tuần tùy theo trọng lượng của tôm, dựa trên quan sát lượng thức ăn dư thừa trong bể. Mỗi ngày cho tôm ăn 4 lần/ngày.
+ Cho tôm ăn: thức ăn rải đều vào bể tôm với lượng thức ăn đã tính trước. Sau khi cho tôm ăn khoảng 2-3h thì kiểm tra thức ăn còn thừa hay không và dựa vào đó để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
+ Định kỳ bổ sung soda vào bể nuôi để ổn định độ kiềm trong nước khoảng 80 mgCaCO3/lít.
+ Thời gian thí nghiệm 30 ngày.
e) Các chỉ tiêu theo dõi
* Theo dõi các chỉ tiêu môi trường:
* Theo dõi các chỉ tiêu floc:
Chỉ Tiêu Chu kỳ Phương pháp TSS (Tổng chất rắn lơ lửng) 15 ngày/lần Phân tích mẫu TOC (Tổng cacbon hữu cơ) 15 ngày/lần Phân tích mẫu VSS (Tổng chất rắn bay hơi) 15 ngày/lần Phân tích mẫu
FVI Hàng ngày(10-11h) Bình Imhoff và ống đong 1000ml Tổng Nitơ 15 ngày/lần Phân tích mẫu
* Theo dõi các chỉ tiêu vi sinh
- Thu mẫu vi sinh mỗi bể khi bố trí thí nghiệm, 15 ngày và khi kết thúc thí nghiệm nuôi để phân tích lượng vi khuẩn tổng số và vi khuẩn Vibrio sp.
Các chỉ tiêu theo dõi tôm: 2 tuần/lần, mỗi bể thu 30 con hoàn toàn ngẫu nhiên. • Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (DLG) được xác định theo công thức: L2 – L1
DLG (cm/ngày)) =
t
• Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối (SGR) được xác định theo công thức: Ln(L2) – Ln(L1)
SGR (%/ngày) = x100 t
• Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (DWG) được xác định theo công thức:
W2 – W1
DWG (g/ngày) =
Chỉ tiêu Chu kỳ Phương pháp
Nhiệt độ (0C) pH
Nitrite (mg/L) TAN (mg/L) kH
2 lần/ngày (8 giờ và 14 giờ) 2 lần/ngày (8 giờ và 14 giờ) 1 tuần/lần
1 tuần/lần 1 tuần/lần
Máy đo HANNA Testkit
Testkit Testkit Testkit
t
• Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (SGR) được xác định theo công thức: Ln(W2) – Ln(W1)
SGR (%/ngày) = x 100 t
• Tỷ lệ sống (SR) của tôm được xác định khi kết thúc thí nghiệm: Số tôm kết thúc thí nghiệm
SR (%) = x 100 Số tôm ban đầu
- So sánh các chỉ số FCR và năng suất tôm nuôi
Tổng khối lượng thức ăn sử dụng (g) FCR =
Tổng khối lượng gia tăng (g)
Số lượng tôm thu mỗi bể (con) Năng suất tôm =
Thể tích mỗi bể (m3)