CÁC CHỈ TIÊU VI SINH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊNNGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH(Macrobrachium rosenbergii) BẰNG CÔNG NGHỆBIOFLOC Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TỪGIAI ĐOẠN PL10 ĐẾN PL40 (Trang 35)

2.3.1. Vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio ở các nghiệm thức dao động từ 0,88×103 CFU/ml đến 1,29×103

CFU/ml (Bảng 2.3). Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05), mật độ vi khuẩn Vibrio có xu hướng tăng về giữa thời gian ương càng về cuối mật độ giảm dần do có sự cạnh tranh dinh dưỡng và kìm hãm bởi các loại vi khuẩn có lợi. Theo Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv (2008) thì mật độ vi khuẩn vibrio nhỏ hơn 6,5×103

CFU/ml chưa gây ảnh hưởng đến tôm nuôi. Vậy mật độ vi khuẩn Vibrio trong thí nghiệm này không ảnh hưởng xấu đến tôm.

Hình 2.1: Phân tích các chỉ tiêu vi sinh

2.3.2. Vi khuẩn tổng cộng

Vi khuẩn tổng cộng: Mật độ vi khuẩn tổng cao nhất 4,07×105 CFU/ml ở nghiệm thức 4 và thấp nhất 2,43×105 CFU/ml ở nghiệm thức 1, ở các nghiệm thức mật độ vi khuẩn tổng chênh lệch không lớn và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Trong thời gian thí nghiệm mật độ vi khuẩn có xu hướng tăng về cuối đợt ương. Theo Châu Tài Tảo và ctv (2014) thì mật độ vi khuẩn tổng nhỏ hơn 4,1 x 105 không gây ảnh hưởng đến giống tôm càng xanh. Như vậy mật độ vi khuẩn cả 4 nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu vi sinh của các nghiệm thức

Chỉ tiêu Vi khuẩn Vibrio (CFU/ml) Vi khuẩn tổng cộng (CFU/ml) Nghiệm thức 1 1,29×103a 2,43×105a

Nghiệm thức 2 1,16×103a 3,17×105a

Nghiệm thức 3 0,88×103a 4,03× 105a

Nghiệm thức 4 1,04×103a 4,07×105a

2.4. TĂNG TRƯỞNG VỀ CHIỀU DÀI

Chiều dài của tôm nuôi 15 ngày ở nghiệm thức 1 (1,77 cm) và 4 (1,80 cm) không khác biệt có ý nghĩa, nhưng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 2 (1,61 cm) và nghiệm thức 3 (1,67 cm), nghiệm thức 2 và 3 khác biệt không có ý nghĩa (p<0,05). Chiều dài tôm khi kết thúc thí nghiệm thì ở nghiệm thức 3 (3,14±0,5 cm) cao nhất và thấp nhất ở nghiệm thức 4 (2,98±0,4 cm), chiều dài tôm ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Theo Lý Văn Khánh (2005) ương tôm càng xanh trong ao mật độ 100 con/m2 thì sau 30 ngày ương chiều dài của tôm đạt 2,58 cm, qua đó ta thấy ương theo công nghệ biofloc, mật độ ương rất cao nhưng tôm có chiều dài lớn hơn cho thấy biofloc có khả năng kiểm soát môi trường nước rất tốt, các hạt floc vừa hạn chế tôm ăn nhau vừa cung cấp thêm thức ăn rất tốt cho tôm. Qua Bảng 2.4 ta thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối ở nghiệm thức 2 và 3 là cao nhất là 2,1 %/ngày, khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 4 là 1,6% nhưng không khác biệt với nghiệm thức 1 là 1,8%. Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối ở nghiệm thức 2 và 3 luôn cao hơn so với các nghiệm thức còn lại nhưng giá trị chênh lệch không cao và ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Hình 2.2: Đo chiều dài của tôm Bảng 2.4: Chỉ tiêu theo dõi chiều dài tôm ở các nghiệm thức

Chiều dài đầu

(cm) 0,92±0,24

a 0,92±0,24a 0,92±0,24a 0,92±0,24a

Chiều dài tôm 15

ngày (cm) 1,77±0,41

b 1,61±0,35a 1,67±0,31a 1,80±0,36b

Chiều dài tôm 30

ngày (cm) 3,02±0,35

a 3,05±0,41a 3,14±0,5a 2,98±0,4a

SGR(%/ngày) 1,8±0,26ab 2,1±0,17b 2,1±0,21b 1,6±0,26a

DLG(cm/ngày) 0,04±0,01a 0,05±0,00a 0,05±0,01a 0,04±0,01a

Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

2.5. TĂNG TRƯỞNG VỀ KHỐI LƯỢNG

Khối lượng tôm 15 ngày nuôi có sự tăng trọng đáng kể và giá trị ở các nghiệm thức không có sự khác biệt lớn (p>0,05). Đến khi kết thúc thí nghiệm khối lượng của tôm ở nghiệm thức 3 (0,35±0,19 g) và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (0,009±0,002 g/ngày) cao nhất, khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 1 nhưng không khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất ở nghiệm thức 3 (5,9 %/ngày), tiếp theo là nghiệm thức 2 (5,1%/ngày), nghiệm thức 1 là thấp nhất (4,4 %/ngày), khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Theo Phạm Thị Thu Hồng (2003), ương tôm càng xanh trong ao đất mật độ 100 con/m2 và 150 con/m2 sau 45 ngày thì tốc độ tăng trưởng tương đối của tôm từ 0,012 – 0,015 g/ngày. Qua đó cho thấy nghiên cứu này tôm có tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn vì ương trên bể, thời gian ngắn hơn và mật độ cao hơn rất nhiều nên tôm có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

Bảng 2.5: Chỉ tiêu theo dõi khối lượng tôm ở các nghiệm thức

Chỉ tiêu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức 4 Khối lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầu(g) 0,008±0

a 0,008±0a 0,008±0a 0,008±0a

Khối lượng tôm

15 ngày (g) 0,064±0,01

a 0,06±0,02a 0,061±0,01a 0,066±0,01a

Khối lượng tôm

30 ngày(g) 0,24±0,08

a 0,28±0,11ab 0,35±0,19b 0,29±0,1ab

SGR (%/ngày) 4,4±1,08a 5,1±0,09a 5,9±0,97a 4,9±0,9a

DWG (g/ngày) 0,006±0,001a 0,007±0,001ab 0,009±0,002b 0,008±0,002ab

Tỷ lệ sống (%) 69,1±3,0b 63,0±4,3ab 59,5±6,3a 55,3±4,5a

Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

2.6. TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM CÀNG XANH

Theo Alston (1989) cho rằng mật độ ương tôm càng xanh trong ao có thể từ 75 đến 1.500 con/m2, nhưng mật ương càng cao thì tỷ lệ hao hụt sẽ cao. Kết quả tỷ lệ sống của tôm được trình bày ở hình 2.4 cho thấy khi ương ở mật độ càng cao thì tỷ lệ sống của tôm càng giảm. Tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 1 là cao nhất 69,1%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 3 (59,5%) và nghiệm thức 4 (55,3%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức 2 (63%), do mật độ nuôi ở nghiệm thức 3 và 4 cao nên tăng khả năng cạnh tranh thức ăn, tôm ăn thịt lẫn nhau và hạn chế sự phát triển của tôm. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv

(2003) ương giống tôm càng xanh với mật độ 1.000-1.500 con/m2 trong bể hay giai có sục khí sau 4-6 tuần, đạt chiều dài khoảng 3-5 cm, tỉ lệ sống đạt khoảng 70% nhưng bất lợi khi ương trên bể hay giai là phải thay nước hàng ngày từ 30-50%. Theo Phạm Thị Thu Hồng (2003) tỷ lệ sống của tôm sau 45 ngày ương ở mật độ 150 con/m2 là 66%. Thí nghiệm này chỉ thực hiện trong 30 ngày, tỉ lệ sống của tôm dao động từ 55,3 – 69,1%. Tỷ lệ sống của tôm trong thí nghiệm tương đối cao là nhờ các yếu tố môi trường trong quá trình ương luôn được kiểm soát tốt, đồng thời các hạt floc lơ lửng trong nước là nhân tố chính hạn chế sự ăn nhau của tôm.

Hình 2.4: Tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức 2.7. HỆ SỐ THỨC ĂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA TÔM CÀNG XANH 2.7.1. Hệ số thức ăn

Chỉ số FCR giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm dao động từ 0,62-0,81 và không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức. Chỉ số FCR trong thí nghiệm tương đối nhỏ do trong quá trình ương nuôi đã giảm khẩu phần ăn từ 15-20% so với thông thường nhưng vẫn cho kết quả tốt về tăng trưởng và tỷ lệ sống.

2.7.2. Năng suất

Năng suất (con/m3) giữa các nghiệm thức dao động từ 691-2.212 con/m3 và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05). Cao nhất là nghiệm thức 4 đạt (2.212 con/m3) và thấp nhất là nghiệm thức 1 đạt (691 con/m3) do nghiệm thức 4 được thả với mật độ cao nhất 4.000 PL/m3 cao hơn các nghiệm thức còn lại rất nhiều, tuy nhiên ở nghiệm thúc này tỷ lệ sống của tôm thấp nhất.

Bảng 2.6. Hệ số thức ăn (FCR) và năng suất tôm càng xanh ở các nghiệm thức

Chỉ tiêu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức 4 Hệ số thức ăn 0,78±0.11a 0,72±0,06a 0,62±0,15a 0,81±0,19a

Năng suất

(con/m3) 691±30,27

a 1260±85,35b 1784±188,94c 2212±180,71d

Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

b ab

a

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 3.1. KẾT LUẬN

- Ở các nghiệm thức các chỉ tiêu như FVI, TSS, VSS, TN, TOC đều nằm trong khoảng thích hợp cho quá trình ương giống tôm càng xanh, nhờ duy trì được tỉ lệ C/N dao động từ 12,0-13,1 nên giúp tôm phát triển tốt.

- Các chỉ tiêu vi sinh như mật độ vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn tổng cộng đều nằm trong khoảng thích hợp cho nuôi tôm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng trưởng về khối lượng của tôm cao nhất ở nghiệm thức 3.000 con/m3

(0,35±0,19g) và thấp nhất là ở nghiệm thức 1.000 con/m3(0,24±0,08g).

- Tỷ lệ sống của tôm khi kết thúc thí nghiệm dao động trong khoảng 55,3- 69,1% trong đó cao nhất là ở nghiệm thức 1.000 con/m3 và thấp nhất là ở nghiệm 4.000 con/m3.

- Hệ số thức ăn giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm dao động từ 0,62-0,81, trong đó cao nhất là ở nghiệm thức 4.000 con/m3 và thấp nhất là ở nghiệm 3.000 con/m3.

- Năng suất (con/m3) giữa các nghiệm thức dao động từ 691-2.212 con/m3 trong đó cao nhất là ở nghiệm thức 4.000 con/m3 và thấp nhất là ở nghiệm 1.000 con/m3.

- Qua nghiên cứu ta thấy ở nghiệm thức 2.000 con/m3 và 3.000 con/m3 cho kết quả tốt.

3.2. ĐỀ XUẤT

- Có thể ứng dụng công nghệ biofloc vào ương giống tôm càng xanh trong ao lót bạt với mật độ từ 2.000 – 3.000 con/m3.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Avnimelech, Y. 2012. Biofloc Technology A Practical Guide Book, 2nd Edition. The World Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, United State

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009. Phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2011–2020.

3. Boyd, C.E. (1998). Water quality for pond aquaculture. Research and development series No. 43, August 1998. International center for aquaculture and aquatic environments. Alabama Agricultural Experiment Station. Auburn University

4. Boyd, C.E and S. Zimmermann. 2000. Grow-out systems-water quality and soil management. In: New, M.B and W.C. Valenti (Eds). Freshwater prawnculture: the farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science. P: 221-238.

5. Châu Tài Tảo, Châu Hốt Sen, Nguyễn Thị Minh Trang, 2014. Ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)theo qui trình nước xanh cải tiến. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 8, 93-99.

6. Colt J, Armstrong D (1979) Nitrogen Toxicity to Fish, Crustaceans and Molluscs. Department of Civil Engineering, University of California, Davis, California.

7. Crab, R., Kochva, M., Verstraete, W., Avnimelech, Y. 2009. Bioflocs technology application in over-wintering of tilapia. Aquac Eng 40:105-112.

8. D’Abramo, L.R. 1998. Nutritional requirements of the freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii: comparisions with species of Panaeid Shrimp. Fisheries science, 6, 153-163.

9. D’Abramo, L.R. and M.B. New, 2000. Nutrition, Feed, and Feeding. In New, M.B. and W.C. Valenti (Eds.), Freshwater Prawn Culture: The Farming of

Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science. pp. 203-220.

10.De Schryver, P., R. Crab, T. Defroit, N. Boon, and W. Verstraete. 2008. The basic of bio-flocs technology: The added value for aquaculture. Aquaculture 277, 125- 137

11.Dương Nhựt Long, 2004. Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất ở Long An. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh.

12.Dương Nhựt Long, 2006. Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất ở Long An. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh.

13.Dương Nhựt Long, 2009. Nghiên cứu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa với các mật độ khác nhau ở huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh.

14.Dương Nhựt Long, 2010. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong mương vườn dừa tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh.

15.Dương Nhựt Long, 2012. Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất (ao cá tra đã bỏ) ở tỉnh An Giang. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh.

16.Dương Nhựt Long, 2013.Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa theo tiêu chuẩn GAP tại huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh.

17.Dương Nhựt Long, Đặng Hữu Tâm, Trần Văn Hận, 2005. Nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa ở huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng, tỉnh Long An. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh Long An. 77p.

18.Đỗ Thị Thanh Hương và Cao Châu Minh Thư. 2012. Ảnh hưởng của nitrite lên chu kỳ lột xác và tăng trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

19.FAO. 2014. Cultered AquaticSpecies Information Programme(Macrobrachium rosenbergii)

20.Lancelot, C., Billen, G. 1985. Carbon–nitrogen relationships in nutrient metabolism of coastalarinecosystems. In: Jannasch, H.W., Williams, J. J. L. (Eds.), Advances in Aquatic Microbiology ,vol.3. AcademicPress, NewYork, USA, 263– 3210. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21.New, M.B., 2005. Freshwater prawn farming: global status, recent research and a glance at the future. Aquaculture Research, 36, 210-230

22.Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long, Võ Nam Sơn. 2012. Giáo trình nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 152 trang.

23.Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Marcy N.Wilder. 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Nhà xuất bản Nông nghiệp 127 trang.

24.Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Quang Trung, 2008. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh

(Macrobrachium rosenbergii) luân canh với lúa. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2008 (2): 96-105.

25.Nguyễn Việt Thắng. 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 150 trang.

26.Nyan Taw (2010). Biofloc Technology Expanding At White Shrimp Farms. Biofloc Systems Deliver High Productivity With Sustainability

27.Phạm Thị Thu Hồng, 2003. Nghiên cứu kỹ thuật ương tôm càng xanh

(Macrobrachium rosenbergii) từ hậu ấu trùng lên giống. Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản, trường Đại Học Cần Thơ.

28.Phạm Thị Tuyết Ngân, Trần Thị Kiều Trang, Trương Quốc Phú, 2008. Biến động mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ghép với cá rô phi đỏ ở Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Trang 187 – 194.

29.Phuong NT, Hai TN, Hien TTT, Bui, TV, Huong DTT, Son VN, Morooka Y, Fukuda Y, Wilder MN. 2006. Current status of freshwater prawn culture in Vietnam and the development and transfer of seed production technology. Fisheries Science. Vol: 72: 1-12.

30.Rao K.J and Troipathi S.D. 1993. A Manual on Giant Freshwater Prawn Hatchery. CIFA. 50pp.

31.Sandifer P.A and Smith T.I.J (1985). Freshwater prawns. In J. Hunner and E.E.Brown, Edit. Crustacean and mollusc aquaculture in the United State. Published by Van Nostrand Rienhold, NewYork. Pp 63-125.

32.Ta Van Phuong, Nguyen Van Ba and Nguyen Van Hoa (2014). The effects of hydrolyzed and supplemented rice flour method to cultural yield of white leg shrimp.

33.Tổng cục thủy sản (2014). Báo cáo hiện trạng và định hướng phát triển bề vững nghề nuôi tôm càng xanh tại Việt Nam.

34.Valenti, W.C. and W.H Daniels, 2000. Recirculation Hatchery systems and management. In New, M.B. and W.C Valenti (Eds.), Freshwater Prawn Culture: The Farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science. pp. 69-90.

35.Wasielesky, C, Gaona, A, Marcos, S, Fabiane, K, Dariano, F, L, Geraldo. 2013. Effect of suspended solids on rearing of Litopenaeus vannamei biofloc technology culture system, Aquaculture 2013.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊNNGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH(Macrobrachium rosenbergii) BẰNG CÔNG NGHỆBIOFLOC Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TỪGIAI ĐOẠN PL10 ĐẾN PL40 (Trang 35)