Thông tin chủ hộ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐNTÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONGCÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG (Trang 28 - 30)

Bảng 3.1 Thông tin tổng quan về chủ hộ Đơn vị tính: Hộ

TT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % 1 Giới tính chủ hộ Nam 56 28,0 Nữ 144 72,0 2 Tuổi Dưới 22 tuổi 0 0,0 Từ 22 đến dưới 40 tuổi 71 35,5

Từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi 99 49,5

Trên 60 tuổi 30 15,0 3 Dân tộc Kinh 139 69,5 Khơme 61 30,5 Hoa 0 0,0 Khác 0 0,0 4 Học vấn chủ hộ Không biết chữ 31 15,5 Tiểu học 100 50,0 Phổ thông cơ sở 58 29,0 Phổ thông trung học 10 5,0 Trên PTTH 1 0,5 5 Nghề nghiệp chủ hộ Trồng trọt 92 46,0 Chăn nuôi 53 26,5 Buôn bán 33 16,5 Làm thuê 88 44,0 Khác 24 12,0 6 Quan hệ xã hội

Người thân làm việc trong chính quyền địa phương/ban quản lý dự án

53 26,5

Không có người thân làm việc trong chính

quyền địa phương/ban quản lý dự án 147 73,5

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013)

Kết quả thống kê những thông tin tổng quan về nông hộ cho thấy:

- Giới tính: trong tổng số 200 hộ thì số hộ có chủ hộ là nữ chiếm khá cao (144 hộ tương đương với tỷ lệ là 72%), còn lại là 56 hộ có chủ hộ là nam chiếm tỷ lệ là 28%. Mục tiêu của dự án là ưu tiên cho phụ nữ cho nên việc chủ hộ là nữ sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các khoản vay của dự án.

- Tuổi: Theo như kết quả điều tra cho thấy tuổi của chủ hộ chủ yếu ở vào khoảng từ 22 đến dưới 60 tuổi (chiếm 85%), đây là độ tuổi tương đối thể hiện kinh nghiệm cao trong sản xuất cũng như trong đời sống. Chính điều này đã giúp nông hộ rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể tận dụng kinh nghiệm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống của gia đình mình.

- Dân tộc: Dựa vào bảng thống kê ta thấy trong tổng số 200 hộ được điều tra thì đa số đều thuộc dân tộc Kinh và dân tộc Khmer, không có dân tộc khác. Cụ thể, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ rất cao là 69,5%, còn lại 30,5% là dân tộc Khmer.

- Học vấn: Theo kết quả điều tra thì đa số chủ hộ có trình độ là tiểu học (cấp 1) chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 50%), tiếp theo là chủ hộ có trình độ phổ thông cơ sở (cấp 2) chiếm 29%, mù chữ chiếm 15,5% và phổ thông trung học (cấp 3) là 5%, chỉ có 1 người được phỏng vấn có trình độ cao đẳng (chiếm 0,5%). Nhìn chung trình độ của chủ hộ là trung bình, tuy nhiên có đến 84,5% có trình độ học vấn (được đi học), chứng tỏ hiệu quả trong công tác xóa mù chữ của địa phương và có thể làm tăng khả năng nông hộ tiếp cận thông tin tín dụng dự án. Tuy vậy, vẫn còn 15,5% chủ hộ là mù chữ, đa số là những người già nên công tác khắc phục gặp khá nhiều khó khăn.

- Nghề nghiệp: Nhìn chung, nghề nghiệp chính của nông hộ là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), chiếm đến 72,5%. Làm thuê cũng là nghề nghiệp khá phổ biến của nông hộ (chiếm 44%), như: làm cỏ, dặm lúa, phơi lúa, công nhân, bảo vệ, làm thợ hồ... Buôn bán (chiếm 16,5%) và các nghề nghiệp khác như: chạy xe ôm, mở tiệm may,…(chiếm 12%) không phải là nghề phổ biến của nông hộ ở địa phương.

- Quan hệ xã hội: Đa số nông hộ không có người thân, quen làm việc ở chính quyền địa phương hoặc Ban quản lý dự án (144/200 hộ, chiếm 73,5%). Theo kết quả điều tra, trong 200 hộ thì có 53 hộ là có người thân hoặc bạn bè làm ở chính quyền địa phương hoặc ban quản lý dự án, chiếm tỷ lệ là 26,5%, mức độ quen biết rộng cho chúng ta kỳ vọng rằng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của dự án dễ dàng hơn.

Bảng 3.2: Một số đặc điểm của nông hộ

TT Chỉ Tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Nhân khẩu Người 3,9 1,0 9,0

2 Lao động chính Người 2,2 0,0 5,0

3 Thu nhập bình quân

Trồng trọt Triệu đồng/hộ/tháng 1,1 -0,6 7,0

Chăn nuôi Triệu đồng/hộ/tháng 0,5 -1,7 5,9

Buôn bán Triệu đồng/hộ/tháng 1,0 0,0 8,0

Làm thuê Triệu đồng/hộ/tháng 1,6 0,0 7,0

Khác Triệu đồng/hộ/tháng 0,8 0,0 9,2

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013)

Bảng thống kê số liệu 3.2 cho thấy số nhân khẩu trung bình ở mỗi hộ là 3,9; gia đình có đông nhân khẩu nhất là 9 người (những gia đình có ông bà, cha mẹ, con cháu sống chung), ít nhân khẩu nhất là 1 người (sống độc thân).

Tuy nhân khẩu trung bình/hộ là 4 người nhưng số lao động chính trung bình/hộ là 2,2, số người phụ thuộc trung bình/hộ là 1,8. Con số này khá hợp lý vì nhiều hộ gia đình có con em còn đang học trên ghế nhà trường, có người già không thể lao động được.

Thu nhập trung bình của nông hộ phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh, nhưng nhìn chung là tương đối thấp (thu nhập cao nhất là làm thuê với 1,6 triệu đồng/tháng, thấp nhất là chăn nuôi với 500 ngàn đồng/tháng). Khoản thu nhập này vừa dùng để chi tiêu, vừa chi cho sản xuất, nên tín dụng là rất cần thiết đối với nông hộ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐNTÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONGCÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG (Trang 28 - 30)