PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG CÁC DỰ ÁN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐNTÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONGCÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG (Trang 26 - 28)

TÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG CÁC DỰ ÁN TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU

LONG

3.1.Mô tả dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, vệ sinh môi trường” (viết tắt tên dự án là LRP13)

3.1.1.Mô tả dự án: Dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, vệ sinh môi trường” (LRP13)

- Nhà tài trợ: ActionAid Việt Nam (AAV); - Số kinh phí dự án: 808.000 bảng Anh. - Thời gian thực hiện dự án: 2006 – 2014

- Địa bàn thực hiện dự án: Xã Tân Hưng, Tân Thạnh và Châu Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng;

- Số lượng hộ tham gia dự án: 605 hộ;

- Đối tượng thụ hưởng: là người dân tộc Khmer, phụ nữ và trẻ em nghèo,

người sống chung với HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán;

- Mục tiêu của dự án: là nhằm đóng góp cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo và những người bị thiệt thòi;

- Các hợp phần của dự án:

Hợp phần 1: Tăng cường khả năng kiểm soát nguồn lực tự nhiên, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và mô hình sinh kế phù hợp người nghèo;

Hợp phần 2: Tăng cường trách nhiệm giải trình và thúc đẩy tình đoàn kết để phát triển xã hội thông qua việc nâng cao vai trò lãnh đạo của thanh niên và ảnh hưởng của các tổ chức dân sự xã hội;

Hợp phần 3: Đảm bảo tiếp cận bình đẳng tới nền giáo dục có chất lượng cho mọi trẻ em;

Hợp phần 4: Ứng phó với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các biện pháp lấy người dân làm trung tâm;

Hợp phần 5: Đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái cùng có cơ hội khác nhau về mặt xã hội và chính trị.

3.1.2.Mô tả quy trình cho vay

Vốn tín dụng của từng tổ tín dụng ban đầu được Ban quản lý dự án cấp trên cơ sở số thành viên tham gia, ngành nghề, khả năng cấp vốn của dự án. Đồng thời, nguồn vốn này sẽ tiếp tục được Ban quản lý dự án xét cấp bổ sung cho những tổ làm tốt, trả nợ tốt, sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Các tổ cho vay được thực hiện theo hình thức xoay vòng. Việc lựa chọn thành viên và số tiền cho vay trên cơ sở bốc thăm và họp tổ, công việc này tùy thuộc vào nhóm quyết định. Việc lựa chọn thành viên cho vay cũng được ưu tiên cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong nhóm; người vào nhóm trước sẽ được vay trước, người vào nhóm lâu hơn được vay số tiền nhiều hơn.

Thời gian vay cũng do nhóm quyết định. Đối với hộ trồng trọt thời gian vay thường khoảng 4 tháng, hộ chăn nuôi từ 5 – 6 tháng, hộ buôn bán nhỏ khoảng 7 – 8 tháng và tối đa là 01 năm.

Số tiền vay cho hộ trồng trọt từ 3 – 4 triệu đồng/lần vay, hộ chăn nuôi từ 5 – 15 triệu đồng/lần vay tùy thuộc vào phương án chăn nuôi, hộ buôn bán nhỏ từ 2 – 3 triệu đồng/lần vay. Người vay sẽ trả nợ gốc hàng tháng cho nhóm trưởng và khoản tiền phí do nhóm quy định để chi phí đi lại cho trưởng nhóm.

Quy trình cho vay được thực hiện như sau:

Bước 1: Trưởng nhóm lập hồ sơ hộ được vay và gửi lên Ban quản lí dự án;

Bước 2: Ban quản lí dự án xét duyệt và chuyển tiền về cho trưởng nhóm theo 1 trong 2 hình thức: chuyển tiền qua thẻ hoặc trưởng nhóm đến Ban quản lí dự án trực tiếp nhận tiền;

3.2.Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng dự án của nông hộ 3.2.1. Mô tả mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐNTÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONGCÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG (Trang 26 - 28)