0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐNTÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONGCÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG (Trang 41 -44 )

4.1.GIẢI PHÁP

Trên cơ sở nội dung phân tích ở chương 2, chuyên đề nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và nguồn sinh kế cho nông hộ trong các dự án tài trợ nước ngoài.

4.1.1.Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong các dự án tài trợ nước ngoài

Nhìn chung, quy mô về vốn cho vay của dự án là khá nhỏ và số nông hộ được cho vay khá nhiều nên dẫn đến số tiền cho vay trung bình/nông hộ khá ít không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho nông hộ sản xuất kinh doanh, để khắc phục điều này:

- Tăng cường thêm nguồn vốn cho vay, ví dụ như tăng thêm vốn dự án hay vốn đối ứng của địa phương.

- Thu hẹp lại số lượng nông hộ được vay để tăng số tiền vay/nông hộ, ví dụ loại ra những nông hộ sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn vay không hiệu quả,...

Sóc Trăng là địa phương có số nông hộ là người dân tộc thiểu số (Khơmer) tương đối cao nhưng số nông hộ được vay vốn là người dân tộc chiếm chỉ khoảng 30%, trong khi mục tiêu của dự án là ưu tiên người dân tộc thiểu số. Vì vậy, dự án nên mở rộng hơn trong việc cho vay đối với các nông hộ khó khăn là người dân tộc thiểu số.

Theo kết quả thống kê ta thấy được những thông tin mà nông hộ biết đến và tham gia dự án do người khác giới thiệu theo kiểu “truyền miệng” là chủ yếu. Kênh thông tin về dự án qua chính quyền địa phương và qua các phương tiện truyền thông như báo, đài,...khá hạn chế. Trong thời gian tới, dự án nên tăng cường phổ biến thông tin về dự án qua các kênh này để thông tin đến các nông hộ thiếu vốn sản xuất kinh doanh kịp thời.

Kết quả phân tích cho thấy, trình độ học vấn của nông hộ còn khá hạn chế, cho nên trong thời gian tới chính quyền địa phương nên tăng cường công tác giáo dục cho nông hộ, đặc biệt là trình độ từ phổ thông trung học trở lên.

4.2.Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sinh kế của nông hộ trong các dự án tài trợ nước ngoài

Giáo dục: Để giảm tỷ lệ mù chữ ở địa phương (15,5% nông hộ mù chữ), đây là một thách thức lớn cho các cấp chính quyền. Tuy nhiên, một khó khăn lớn là trước hết cần phải cải thiện sinh kế cho các hộ nghèo thì việc cải thiện giáo dục mới mang lại hiệu quả cao. Tăng cường số lượng và chất lượng của các khoá tập huấn ky thuật sản xuất và đời sống, gắn nội dung tập huấn với nhu cầu thực tế của nông dân, thực hiện khảo sát nhu cầu trước khi tổ chức lớp tập huấn, nâng cao khả năng áp dụng ky thuật của hộ nông dân từ các khoá tập huấn bằng các mô hình trình diễn, thực hiện cầm tay chỉ việc đối với hộ nông dân có năng lực hạn chế.

Y tế: Hiện nay về cơ bản các dịch vụ y tế đã đến với các người dân vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, dịch vụ y tế đối với địa phương vẫn chưa được tốt. Cần phải tăng cường y bác sy cho tuyến cơ cở cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng và các thiết bị chăm sóc y tế.

Cơ sở hạ tầng: Các cơ sở hạ tầng cơ bản khá đầy đủ. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ nước sinh họat còn hạn chế. Một số lượng lớn các hộ địa phương vẫn còn dùng nước từ sông, ao để sinh họat. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ lớn cho người nghèo được tiếp cận nguồn nước sạch là cần thiết.

4.2.KIẾN NGHỊ

Đối với chính quyền địa phương và ban quản lý dự án

- Thứ nhất, chính quyền địa phương nên có những chính sách kêu gọi nhiều dự án đầu tư nước ngoài để tăng cường nguồn vốn, đảm bảo cải thiện sinh kế cho nông hộ.

- Thứ hai, tăng cường vốn đối ứng từ ngân sách hoặc từ các tổ chức tín dụng ở địa phương cho các dự án nếu các dự án nước ngoài có quy mô vốn nhỏ. - Thứ ba, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nông hộ: đảm bảo 100% nông hộ có điện, nước sạch để dùng, mỗi nông hộ đều có điều kiện chăm sóc sức khỏe, xây dựng hệ thống giao thông liên xã, liên ấp,…

- Thứ tư, tăng cường công tác giáo dục phổ thông và đào tạo nghề cho nông hộ ở địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

(1) Dự án chia sẻ Việt Nam – Thụy Điển, (2010), Báo cáo tóm tắt “Các Nhân Tố Hỗ Trợ và Cản Trở Hộ Nghèo Tiếp Cận các Nguồn Vốn Sinh Kế để Giảm Nghèo Bền Vững”, địa chỉ: http://chiase.mpi.gov.vn/index.php

(2) Dự Án Phát Triển Lâm Nghiệp Để Cải Thiện Đời Sống Vùng Tây Nguyên (FLITCH), Hướng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự án FLITCH (2012), địa chỉ: flitch.mard.gov.vn/Download.ashx?url...doc

(3) Lâm Thị Thu Sửu (2011), “Báo cáo kết quả nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia tại xã Vinh Hà, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Địa chỉ: http://www.crdhue.com.vn/modules.php?name=Pages&go=page&pid=56

(4) Lê Khương Ninh, (2004). Tài chánh vi mô. Tài liệu giảng dạy, nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

(5) MOLISA (2010), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam. (6) Nguyễn Duy Cần (2006). Thực trạng và phân tích các hệ thống canh tác trong vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất tỉnh Cà Mau.

(7) Nguyễn Trọng Xuân và các cộng sự tham gia: Nguyễn Can, Trần Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Hải Yến, Trần Hoàng Sa, Lê Hạnh Liên (2010)-Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế, các nguồn lực kinh tế của người dân ở vùng trung trung bộ (địa bàn nghiên cứu: Quảng Nam), thuộc “Dự án biến đổi khí hậu P1–08 Vie” thuộc Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, Viện Địa Lý.

(8) Nguyễn Thị Mai Ánh, Luận văn thạc sĩ “Phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu”, Đại Học Cần Thơ, năm 2011.

(9) Quyết định số 09/2011/QĐ–TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011–2015

(10) Tài chính vi mô là gì? của Tổ chức Việt Nam Microfinance Working Group, địa chỉ: http://www.microfinance.vn/tai-chinh-vi-mo-la-gi/?lang=vi

(11) Thông tư số 21/2012/TT – BLĐTBXH ngày 05/09/2012 hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.

(12) Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2012), Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

của trường Đại học kinh tế TPHCM, mã số CS – 2012 – 02.

(13) Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. (2011). Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và Thách thức.

(14) Vương Quốc Duy (2007). Tác động của vốn vay cho người nghèo đến các nông hộ nghèo.

Tài liệu Tiếng Anh

(1) Vuong Quoc Duy, (2012), “Borrower perspectives on access to formal microcredit in the Mekong Delta of Vietnam”, PhD thesis, Ghent University.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐNTÍN DỤNG VÀ NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONGCÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG (Trang 41 -44 )

×