1. Thành lập hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị khó khăn về tài sản thế chấp nên phần lớn doanh nghiệp đều muốn vay vốn tín chấp, vay đảm bảo không bằng tài sản. Nhưng họ gặp một trở ngại khác là nếu họ chưa quan hệ với ngân hàng, chưa có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng cũng sẽ e ngại cho các doanh nghiệp này vay mặc dù doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng như: tình hình tài chính lành mạnh, có dự án đầu tư, phương án khả thi, có khả năng trả nợ đúng hạn. Vì vậy cần có một tổ chức lớn hơn doanh nghiệp có uy tín với ngân hàng đứng ra tín chấp, bảo lãnh cho các doanh nghiệp này vay vốn ngân hàng.
Do đó nên thành lập một hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng. Trước tiên có thể phòng thương mại và công nghiệp sẽ đứng ra thành lập hiệp hội này. Ngân hàng sẽ cử cán bộ tín dụng của mình tham gia vào ban điều hành của hiệp hội. Hiệp hội này sẽ đưa ra các điều kiện bắt buộc cho các thành viên muốn tham gia: các doanh nghiệp thành viên sẽ nộp một khoản phí(khoản phí này sẽ được chuyển về một tài khoản của hiệp hội tại ngân hàng); các doanh nghiệp phải mở duy nhất một tài khoản thanh toán tại ngân hàng; có chế độ tài chính, sổ sách trong sạch, lành mạnh(hằng quý phải nộp các báo cáo tài chính về cho hiệp hội); có kết quả sản xuất kinh doanh ở một mức độ nào đó. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm các quy định của hiệp hội sẽ bị khai trừ ra khỏi hội.
Hiệp hội là một tổ chức xã hội ngành nghề đứng ra bảo lãnh, tín chấp cho các doanh nghiệp thành viên khi vay vốn ngân hàng. Ngân hàng chỉ cho vay tín chấp với các thành viên sau khi kinh doanh đã sử dụng hết tài sản của mình để thế chấp cho ngân hàng. Ngân hàng ngoài việc quan hệ với doanh nghiệp khi cho vay còn quan hệ với hiệp hội để quản lý món vay. Ngân hàng khi thẩm định cho các doanh nghiệp thành viên vay đã có một cơ sở tin cậy đó là các doanh nghiệp thành viên đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của hiệp hội và trong quá trình cho vay hiệp hội giúp ngân hàng giám sát món vay vì hiệp hội này nắm thông tin về doanh nghiệp thuận tiện và chính xác hơn ngân hàng. Hiệp hội có thể cam kết với ngân hàng sử dụng tài khoản thanh toán của mình như một tài sản đảm bảo.
Các doanh nghiệp hoạt động tốt, lành mạnh có nhu cầu thật sự về đồng vốn vay sẽ rất ưa thích kiểu tín chấp này. Nếu doanh nghiệp nào có ý đồ lừa đảo chiếm đoạt vốn
của ngân hàng thì sẽ bị đưa vào mạng thông tin tín dụng của NHNN. Thiết nghĩ chẳng có doanh nghiệp nào lại muốn như vậy.
2. Một số kiến nghị khác:
Ngân hàng cần linh hoạt, không áp dụng bắt buộc công chứng hành vi thế chấp trong mọi trường hợp vay vốn, trừ những trường hợp do luật định hoạt có nguy cơ rủi ro lớn không thể quản lý đuợc.
Cơ quan địa chính mỗi khi phát sinh yêu cầu đăng ký thế chấp nhà đất của doanh nghiệp không nên gắn với việc bắt buộc doanh nghiệp phải qua thủ tục công chứng mà chỉ cần sự xác nhận chấp thuận cho vay của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung là loại hình kinh doanh đặc biệt do đó cần có những cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ. Nếu các yếu tố này bị thiếu hoặc không hợp lý, không đồng bộ sẽ làm cho hoạt động bị khó khăn gặp nhiều trở ngại trong quá trình thực thi. Điều đó dễ tạo ra nhiều rủi ro làm giảm niềm tin ở nơi khách hàng và làm gia tăng sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng.
Vì vậy, ngân hàng phải luôn quan tâm đến việc kiến nghị các ngân hàng cấp trên trong việc hoạch định chính sách và ban hành luật phải đồng bộ, phù hợp với mục tiêu chung của ngành ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
Thực tế hiện nay có một số khó khăn từ phía môi trường pháp lý đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà nhà nước cần sớm có biện pháp khắc phục, giải quyết, đó là: tạo ra môi trường pháp lý đồng bộ thống nhất, tránh sự chồng chéo, văn bản ra đời sau phải phù hợp với các quy định đã ban hành trước đó và phải phù hợp với thực tế để tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành có liên quan thực hiện dễ dàng.
.