Thu nhập, nguyên cứu và xử lý thông tin tín dụng nhằm hạn chế rủi ro:

Một phần của tài liệu CHO VAY đối với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại CHI NHÁNH NHNo PTNT ÔNG ÍCH KHIÊM (Trang 37 - 39)

II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh.

6.Thu nhập, nguyên cứu và xử lý thông tin tín dụng nhằm hạn chế rủi ro:

Tăng trưởng tín dụng là một việc làm cần thiết của ngân hàng nhưng khoản tín dụng đó phải đảm bảo an toàn và hiệu quả, đây là một khó khăn cho ngân hàng. Muốn có một khoản cho vay tốt, có chất lượng thì công tác thẩm định được thuận lợi và chính xác, hạn chế những rủi ro trong quá trình cho vay thì thông tin tín dụng rất cần thiết vad quan trọng, nó giúp cho ngân hàng quyết định một cách chính xác: cho vay hay không cho vay, cho vay bao nhiêu, thời hạn bao lâu. Vì vậy ngân hàng cần phải thu thập, nguyên cứu và

xử lý thông tin tín dụng một cách nhanh chóng và chính xác trong quá trình thẩm định. Thông tin tín dụng bao gồm những thông tin trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai về khách hàng, thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin về dự án, phương án sản xuất kinh doanh cần vay vốn, thông tin về tài sản thế chấp….

 Đánh giá về người đi vay:

- Xem xét người vay có đủ năng lực pháp lý hay không

- Doanh nghiệp đã có quan hệ với ngân hàng hay chưa, có uy tín với ngân hàng trong việc vay trả hay không, có quyết tâm, tích cực trong việc trả nợ cho ngân hàng hay không

- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực gì(có nằm trong ngành nghề mà Nhà nước hạn chế hay khuyến khích đầu tư hay không), doanh nghiệp có thâm niên trong lĩnh vực hoạt động hay không

- Năng lực tổ chức, trình độ quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp như thế nào, doanh nghiệp có uy tín trong kinh doanh hay không

 Đánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

Ngân hàng cần thu thập, đánh giá những thông tin về thu nhập của doanh nghiệp, năng suất sản xuất, giá thành, giá bán của sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh. Ngân hàng có thể căn cứ vào các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, kế hoạch sản xuất kinh doanh… để xem xét tính hiệu quả của doanh nghiệp khi quyết định cho vay. Điều này rất quan trọng vì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, kinh doanh lãi thì sẽ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, hạn chế nợ qúa hạn, hạn chế tình trạng doanh nghiệp chôn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng phải thận trọng vì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có chế độ sổ sách không rõ ràng, ngân hàng cần thẩm định tính chính xác của các báo cáo do doanh nghiệp cung cấp.

 Đánh giá dự án, phương án sản xuất kinh doanh:

Trong hoạt động ngân hàng tài sản đảm bảo là vấn đề cốt yếu, hàng đầu. Tuy nhiên không nên coi trọng việc đảm bảo bằng tài sản là “lá bùa hộ mệnh”, coi đó là biện pháp đảm bảo tiền vay an toàn nhất mà tình hình tài chính lành mạnh của khách hàng vay, tính khả thi của dự án, phương án xin vay vốn mới chính là điều kiện quan trọng tiên quyết để quyết định cho vay hay không. Ngân hàng cần xem tính khả thi, tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng không kém tài sản đảm bảo khi quyết định cho vay.

Ngân hàng cần xem xét dự án, phương án có hợp pháp hay không, có phù hợp với giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Vốn của doanh nghiệp tham gia vào dự án là bao nhiêu. Cần xem xét thị trường, thị phần, đối thủ cạnh tranh và khách hàng

của doanh nghiệp khi thực hiện dự án, phương án. Tính khả thi, tính hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án là vấn đề mà ngân hàng cần xem xét hàng đầu.

 Đánh giá tài sản thế chấp:

Khi khách hàng đề nghị thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng cần đánh giá đúng tài sản này, đây là một công việc hết sức khó khăn.

Trước tiên ngân hàng cần đánh giá tính pháp lý của tài sản: tài sản có thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hay không

Cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin, đánh giá đúng giá trị của tài sản để quyết định mức cho vay hợp lý. Hiện nay Nhà nước đã cho phép ngân hàng và doanh nghiệp được phép thoả thuận trong việc đánh giá tài sản thế chấp, ngân hàng cần thận trọng, trong một số trường hợp nhiều cán bộ tín dụng có thể do trình đọ chuyên môn, do chủ quan định giá tài sản cao hơn giá thực tế từ đó quyết định mức cho vay cao. Nếu xảy ra rủi ro thì gây rất nhiều khó khăn và tổn thất cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải xem xét nhu cầu thị trường về tài sản trong tương lai, vấn đề bảo quản tài sản thế chấp như thế nào. Và sự biến động về giá của tài sản trong tương lai để có những đánh giá đúng, tránh những thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng nếu rủi ro sảy ra.

Việc đánh giá và định giá tài sản thế chấp là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, cần phải có cán bộ tín dụng giỏi, có kinh nghiệm, có khả năng phán đoán và đưa ra quyết định chính xác. Trong nhiều trường hợp phức tạp, ngân hàng có thể kết hợp với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia để cùng thực hiện công việc này.

 Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp:

Trong quá trình cho vay ngân hàng phải thu thập thông tin, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp; xem doanh nghiệp sử dụng vốn vay có đúng mục đích, có hiệu quả không, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý. Trong một số trường hợp quá xấu thì ngân hàng cần phải kiên quyết sử lý đúng đắng để đảm bảo quá trình thu nợ.

Thu thập - xử lý thông tin tín dụng là một vấn đề hết sức quan trọng. Có thể thu thập thông tin bằng nhiều cách, như từ các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp, từ việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng, từ nhà cung cấp cho doanh nghiệp thậm chí từ các ngân hàng khác. Quá trình thu thập thông tin phải thận trọng, phải tế nhị và kín đáo, nếu không sẽ gây ra một cảm giác khó chịu cho doanh nghiệp vì họ nghĩ rằng ngân hàng không tin tưởng mình.

Một phần của tài liệu CHO VAY đối với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại CHI NHÁNH NHNo PTNT ÔNG ÍCH KHIÊM (Trang 37 - 39)