Những cơ sở tiền đề và định hướng cho việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu CHO VAY đối với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại CHI NHÁNH NHNo PTNT ÔNG ÍCH KHIÊM (Trang 31 - 32)

vừa và nhỏ

Không phải ngẫu nhiên mà trong giai đoạn hiện nay, người ta nói nhiều đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nó xuất phát từ những cơ sở và định hướng như sau:

Thứ nhất, xuất phát từ những lợi ích của cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đã được trình bày ở phần I.

Thứ hai, trong giai đoạn vừa qua cũng như thời gian sắp tới, Chính phủ chủ trương phát triển mạnh doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng việc liên tục đưa ra các Nghị định, các văn bản và các biện pháp đã cho thấy Chính phủ đang rất quyết tam trong việc cải cách, sắp xếp trong việc cải cách, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước tiên, phải kể đến Nghị định 90/2001/NĐ-CP quy định về việc trợ giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong Nghị định này Chính phủ đã đưa ra những quy định pháp lý về doanh nghiệp vừa và nhỏ, những quy định về trợ giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, trong Nghị định này Chính phủ đã quy định việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ để bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để bảo lãnh cho các doanh nghiệp khi không đủ tài sản thế chấp hoặc cầm cố vay vốn tổ chức tín dụng. Ngày 20/12/2001, thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ kèm theo quyết định số 193/2001/QĐ-Ttg. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã thành lập một ban nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, ban này có nhiêm vụ nghiên cứu về các thể chế, chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằn tham mưu cho Thủ tướng, cho Chính phủ trong việc đề ra các văn bản phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phải nói rằng những quy định pháp lý, những giải pháp của Chính phủ về trợ giúp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là không thiếu, điều quan trọng là các cơ quan, các bộ ngành, các doanh nghiệp có liên quan sẽ hành động như thế nào để có sự phối hợp đồng bộ, bắt nhịp với sự phát triển đó mà thôi.

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung Ương, để xứng đáng với vị trí ấy trong những năm qua thành phố đã chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, đây là nền tảng quan trọng cho việc phát triển kinh tế của thành phố. Trong giai đoạn này, thành phố đang đầu tư mạnh để phát triển kinh tế, chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại - dịch vụ - nông nghiệp. Với vị trí và vị thế của mình trước mắt thành phố đang chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ trương rất đúng đắn. Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã tích cực quảng bá hình ảnh của mình cho các nhà đầu tư trong nước cũng như trên trường quốc tế, khônh ngừng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài, hàng loạt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ và hoàn thiện các quy định hành lang pháp lý. Theo đó, thành phố cũng đã tích cực xây dựng, mở rộng và quy hoạch lại các khu công nghiệp, khu chế xuất để phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Bằng những việc làm cụ thể của mình, Đà Nẵng đang từng bước thể hiện quyết tâm xây dựng và phát

triển kinh tế của thành phố. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp và thôi thúc quyết định kinh doanh của người dân đã có những ấp ủ, dự định.

NHNo&PTNT Việt Nam hiện đang là ngân hàng lớn, có mạng lưới chi nhánh rộng nhất Việt Nam. Để ngân hàng trở thành một NHTM của Việt Nam hiện đại, bền vững, xứng đáng là một ngân hàng lớn mạnh nâng cao năng lực cạnh tranh cả về lĩnh vực tài chính, trình độ công nghệ và năng lực quản lý trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì đòi hỏi từng chi nhánh của ngân hàng phải vững mạnh, thực hiện được tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngân hàng cấp trên đề ra. Hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam có 83 ngân hàng thương mại bao gồm: 6 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, 46 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh và 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đó là còn chưa kể đến 906 quỹ tín dụng nhân dân, 2 công ty tài chính cổ phần, 4 công ty cho thuê tài chính và 6 công ty kinh doanh chứng khoán. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 22 tổ chức tín dụng đang hoạt động nên nhìn chung tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính là vô cùng khốc liệt nên chưa có điều chắc chắn chi nhánh ngân hàng sẽ duy trì được vị thế của mình như hiện nay. Do đó, cần phải tiếp tục phát triển, thích nghi và đặc biệt cần mở rộng hoạt động tín dụng. Hơn nữa, các NHTM cổ phần hiện nay doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đến 90% trong tổng doanh số cho vay. Vì vậy, chi nhánh ngân hàng cần phấn đấu mở rộng hoạt động tín dụng đối thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh là một bộ phận không thể thiếu được.

Một phần của tài liệu CHO VAY đối với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại CHI NHÁNH NHNo PTNT ÔNG ÍCH KHIÊM (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w