Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần TAS (Trang 40 - 41)

Bên cạnh những ưu điểm mà doanh nghiệp đạt được trên, kế toán KQKD tại công ty tồn tại các vấn đề còn hạn chế cần được quan tâm và hoàn thiện hơn nữa để cho công tác kế toán KQKD ngày càng tốt hơn về nhiệm vụ cũng như chức năng của mình đảm bảo phục vụ kịp thời công tác quản lý của lãnh đạo trong điều kiện kinh tế hiện nay.

Thứ nhất, phương pháp xác định giá vốn hàng tồn kho.

Doanh nghiệp theo dõi hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền vào thời điểm cuối mỗi tháng. Tuy đây là phương pháp tính giá vốn nhanh, dễ dàng chỉ cần tính toán một lần vào cuối mỗi tháng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của kế toán KQKD, gây chậm trễ cho việc khóa sổ và lập các báo

cáo kế toán. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trong kỳ xuất biết được lượng hàng hoá xuất nhưng chưa biết được đơn giá xuất, phải chờ đến cuối tháng khi không còn lần nhập kho nào nữa mới tính được đơn giá bình quân và phương pháp này không đánh giá chính xác sự biến động của giá khó đảm bảo được doanh thu theo kế hoạch.

Thứ hai, về khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Công ty với hình thức sản xuất kinh doanh các mặt hàng nội thất trong điều kiện hiện nay với sự biến động thất thường của giá cả cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty cùng ngành. Doanh nghiệp không tránh khỏi những ảnh hưởng của sự bất ổn giá các sản phẩm trong kho trong khi đó doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành trích lập các khoản dự phòng này. Mà hàng tồn kho chiếm vị trí quan trọng trong tổng tài sản gây ảnh hưởng tới vốn kinh doanh và KQKD của doanh nghiệp. Theo em doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch để trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Thứ ba, các khoản giảm trừ doanh thu.

Qua thời gian thực tập cũng như dựa trên sổ kế toán của công ty, em thấy doanh nghiệp không mở các tài khoản về khoản giảm trừ doanh thu và có các chính sách cho việc chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Doanh nghiệp cần phải có những khuyến khích cho khách hàng khi mua với số lượng lớn cũng như khách hàng truyền thống. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể tăng số lượng khách hàng và doanh thu cao hơn nữa tạo niềm tin và mong muốn cho khách hàng.

Thứ tư, về vận dụng tài hệ thống tài khoản kế toán.

Để phát huy hết, đầy đủ vai trò, tác dụng của kế toán cũng như kế toán KQKD, công ty phải vận dụng hệ thống tài khoản của doanh nghệp cho phù hợp với phương pháp kế toán hợp lý. Nhưng trên thực tế tại doanh nghiệp thì hệ thống tài khoản lại khá đơn giản, kế toán chủ yếu sử dụng tài khoản tổng hợp mà không mở tài khoản chi tiết để theo dõi doanh thu, chi phí để hạch toán KQKD.

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần TAS (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w