Phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế khu vực thu hút vốn FDI tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

3.2.4. Phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

điểm miền Trung

Vùng KTTĐ thực chất là vùng kinh tế tổng hợp với không gian phát triển KT-XH rộng lớn, bao gồm nhiều ngành chuyên môn hoá làm động lực, kết hợp với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác trong và ngoài vùng, trong nước và quốc tế để khai thác có hiệu quả tiềm năng nguồn lực phát triển KT-XH của vùng. Vùng kinh tế hay vùng KTTĐ đều không có bộ máy quản lý Nhà nước cấp vùng. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng đều bình đẳng, cùng cấp và cùng là đơn vị hành chính cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Các quan hệ về kinh tế, chính trị xã hội và môi trường giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng đều là quan hệ phối hợp, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Song mối quan hệ phối hợp có vai trò chủ đạo, đặc trưng cho sự gắn kết giữa các địa phương trong vùng với nhau. Nói cách khác, phối hợp là để tăng cường sức mạnh và duy trì sự tồn tại của vùng. Nhưng làm thế nào để thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương và giữa các địa phương với địa phương trong vùng thì cần có các giải pháp đồng bộ sau:

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mà trực tiếp là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, trước hết, phải chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong vùng, tập trung kinh phí đầu tư cho nghiên cứu, khảo sát để lập quy hoạch không gian phát triển KT-XH của vùng một cách khách quan, khoa học, phù hợp với điều kiện, tiềm năng nguồn lực và mục tiêu phát triển KT-XH của vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030. Đồng thời các địa phương hay vùng phải nghiêm túc thực hiện quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và coi đây là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để phối hợp giữa các địa phương trong vùng.

Các vấn đề vướng mắc trong thực hiện quy hoạch hoặc vấn đề mới phát sinh do tình hình KT-XH trong nước và quốc tế có biến động cần phải bổ sung, thay đổi quy hoạch để thích ứng với điều kiện mới. Những vấn đề phát sinh thì các địa phương chủ động đề xuất với ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ. Căn cứ vào tính chất công việc mà ban chỉ đạo mời các Bộ, ngành liên quan cùng với các địa phương trong vùng cùng nhau bàn bạc, đề

xuất hướng giải quyết. Các vấn đề đưa ra bàn bạc phải thực hiện nghiêm túc 5 nguyên tắc phối hợp phát triển trong các vùng KTTĐ được ghi trong quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các vùng KTTĐ số 159/2007/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đồng thuận là nguyên tắc cơ bản, tất cả các vấn đề được đưa ra bàn bạc đã đồng thuận, thống nhất hoặc chưa đồng thuận phải lập tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Trên cơ sở quy hoạch không gian phát triển KT-XH và các loại quy hoạch khác của vùng KTTĐ miền Trung, các tỉnh, thành phố trong vùng lập quy hoạch không gian phát triển KT-XH và các loại quy hoạch khác của địa phương mình. Các quy hoạch đó phải đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương với quy hoạch của vùng KTTĐ miền Trung, tránh chồng chéo. Trong đó, cần tập trung phối hợp giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội; giữa sản xuất với khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động việc làm và các nguồn lực khác; giữa phát triển kinh tế với mở rộng thị trường; giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và giữa phát triển KT-XH với môi trường sinh thái. Đồng thời phải phối hợp thực hiện quy hoạch và thực hiện tiến độ đầu tư của các dự án.

Tất cả các vấn đề cần được phối hợp giải quyết nêu trên chỉ có thể đồng thuận khi giải quyết hài hoà, hợp lý mối quan hệ lợi ích quốc gia; vùng KTTĐ miền Trung; các địa phương trong vùng; các nhà đầu tư và người lao động. Mối quan hệ lợi ích, mà không được giải quyết hài hoà, hợp lý thì sẽ dẫn đến tình trạng chỗ này, việc nọ ai cũng đòi làm, còn việc khác thì chẳng ai nhòm ngó tới trong thực tế, ngay cả các vấn đề có tính pháp lý bị chi phối bởi hệ thống pháp luật khá chặt chẽ, nhưng người thực hiện vẫn tìm cách vận dụng cho lợi ích thuộc về nhóm mình, địa phương mình. Nên để có đồng thuận trong sự phối hợp thì nhất thiết và trước tiên phải giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các bên tham gia.

Kiện toàn ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ theo hướng gọn nhẹ, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng và đội ngũ cán bộ trong Ban phải là các chuyên gia giỏi của các ngành, am hiểu tình hình thực tế của các địa phương trong vùng mình phụ trách. Nếu không hoạt động của Ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ sẽ chỉ là hình thức, mang tính chất mặt trận, ít tác dụng thiết thực.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế khu vực thu hút vốn FDI tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w