6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a) Những hạn chế
Trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Công ty vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần khắc phục. Thị trường tiêu thụ của công ty mới chỉ tập trung
vào các khách hàng vừa và nhỏ. Chưa khai thác hết các thị trường tiềm năng. Cụ thể như sau:
• Quy mô thương mại: Mặc dù quy mô sản xuất của công ty đã được mở rộng nhưng vẫn còn hạn chế: Doanh thu và sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng chậm.
• Phát triển xuất khẩu dịch vụ xử lý dữ liệu BOP của công ty:
Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty còn thiếu tính ổn định, có sự tăng giảm không ổn định qua các năm giai đoạn 2014-2018.
• Hiệu quả phát triển xuất khẩu dịch vụ xử lý dữ liệu BOP của công ty:
Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, chưa khai thác tối đa nguồn lực tài chính. Trong khi đó, do tăng vốn cho hoạt động kinh doanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại không tăng mà có xu hướng giảm dù doanh thu thu được hàng năm đều tăng.
b) Nguyên nhân của những hạn chế
- Sức ép cạnh tranh từ nền kinh tế thị trường: Công ty hoạt động trong cơ chế thị trường ngày càng khắc nghiệt, cạnh tranh gay gắt. Vì vậy công ty phải chịu nhiều sức ép cũng như nhiều tác động của trị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh…đòi hỏi công ty phải giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề. Môi trường kinh doanh có nhiều biến động khó khăn, lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, lãi suất tăng khiến chi phí đầu vào tăng, mọi chi phí đều tăng và có khi tốc độ tăng cao hơn doanh thu khiến lợi nhuận của công ty giảm.
- Công tác nghiên cứu thị trường: Công tác nghiên cứu thị trường là một hoạt động quan trọng để phát triển thị trường và cần có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn, lên kế hoạch dự thảo và thực hiên. Tuy nhiên công ty chỉ mới thực hiện công tác nghiên cứu thị trường một cách chủ quan và chưa có kế hoạch cụ thể. Việc nghiên cứu thị trường phải dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên trên thực tế công ty chưa khảo sát thị trường một cách hệ thống khoa học, chủ yếu là chờ thông tin từ doanh số công ty để điều chỉnh, chưa có sự đầu tư về nghiên cứu thị trường. Do vậy các thông tin phản hồi đến chậm và không đầy đủ, các sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường. Nguồn kinh phí cho hoạt động phát triển thị trường còn khá cao trong khi đó nguồn vốn đi vay của công ty hạn chế. Nếu khoản phí đầu tư cho hoạt động phát triển thị trường quá cao so với các hoạt dộng khác thì công ty cần phải tính toán cẩn thận trước khi quyết định. Do đó, đôi khi đã gây cản trở hoạt động phát triển thị trường.
- Về việc khai thác nguồn lực tài chính của công ty đang còn yếu: Công ty mới chỉ tập trung vào các ngân hàng và các nguồn vay thường xuyên, chưa khai thác được những nguồn vốn mới để đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do khả năng cạnh tranh của công ty chưa cao nên giảm sức thu hút đầu tư của các nhà đầu tư
vào công ty. Các khoản nợ của khách hàng còn chưa được thanh toán đúng thời hạn dẫn đến việc thực hiện trả nợ cho các tổ chức tín dụng chậm trễ, làm giảm uy tín của công ty.
- Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng phát triển dịch vụ xử lý dữ liệu. Bởi họ chính là những người mang sự hài lòng cho khách hàng khi cung ứng dịch vụ. Nhân viên cán bộ trong công ty hiện vẫn còn yếu trong ngoại ngữ như tiếng anh, sự dựng excel các phần mềm chưa thành thạo, đội ngũ phát triển của công ty chưa giàu kinh nghiệm để đưa ra những hướng đi tốt nhất cho công ty.
- Cơ sở hạ tầng viễn thông Internet: Đường truyền Internet của công ty chưa có băng thông và độ tin cậy cao để cho nhiều chuyên gia phần mềm từ nhiều quốc gia khác nhau có thể làm việc online trên cùng một sản phẩm. Việc tải các tài liệu file lớn từ Internet để xử lý cũng là một trong các yêu cầu thường xuyên. Do vậy việc xử lý dữ liệu của các nhân viên trong công ty bị hạn chế và kém hiệu quả hơn. Dẫn tới nắng suất làm việc của nhân viên kém đi và sự phát triển xuất khẩu dịch vụ xử lý dữ liệu của công ty.
Bên cạnh đó, những bất ổn của thị trường nói chung và tình hình lạm phát ngày càng tăng có ảnh hưởng đến giá cả các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, giá nhân công, giá vận chuyển… làm giá thành của các hàng hóa sản xuất tăng lên trong đó có các sản phẩm thiết bị điện. Lạm phát gia tăng khiến một bộ phận người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến việc kinh doanh của công ty cũng gặp phải đôi chút khó khăn.
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ XỬ LÝ DỮ LIỆU BOP CỦA CÔNG TY TNHH PHẦN
MỀM PHƯƠNG CHI SANG THỊ TRƯỜNG MỸ