Các nguyên tắc và chính sách phát triển xuất khẩu dịch vụ xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu dịch vụ xử lý dữ liệu BOP của Công ty TNHH phần mềm Phương Chi sang thị trường Mỹ (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3.2.Các nguyên tắc và chính sách phát triển xuất khẩu dịch vụ xử lý dữ liệu

a) Nguyên tắc trong phát triển xuất khẩu dịch vụ xử lý dữ liệu - Nguyên tắc thứ nhất: đảm bảo tính bảo mật thông tin

Công ty phải duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn toàn diện và tính sẵn sàng cho toàn bộ thông tin.

Bốn yếu tố không thể tách rời trong việc bảo mật từ A đến Z thông tin là:

+ Tính bảo mật: Đảm bảo thông tin đó là duy nhất, những người muốn tiếp cận phải được phân quyền truy cập

+ Tính toàn vẹn. Bảo vệ sự hoàn chỉnh toàn diện cho hệ thống thông tin

+ Tính chính xác. Thông tin đưa ra phải chính xác, đầy đủ, không được sai lệch hay không được vi phạm bản quyền nội dung

+ Tính sẵn sàng. Việc bảo mật thông tin luôn phải sẵn sàng, có thể thực hiện bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Hiện nay tình hình hacker ngày càng nguy hiểm, khó lường. Việc đảm bảo tính năng bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng vì thông tin đó có thể liên quan tới công ty và khách hàng. hông tin, dữ liệu được ví như tài sản trong nhà của bạn vậy. Khi thông tin bị mất, hoặc bị chiếm đoạt sẽ ảnh hưởng tới lợi ích kinh doanh và việc ra quyết định kinh doanh của khách hàng và công ty. Do vậy các tiêu chuẩn về hệ quản trị hệ thống thông tin và bảo mật được đặt ra có thể kể đến như:ISO/IEC 27001:2005; ISO/IEC 27002:2005; ISO/IEC 15408;…

- Nguyên tắc thứ hai: đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ xử lý dữ liệu phải có độ tin cậy, khách quan cao. Vì dịch vụ xử lý dữ liệu mang lại cho khách hàng những thông tin để họ đưa vào kinh doanh. Mọi dự án dịch vụ với khách hàng đều được làm với chất lượng cao.

- Nguyên tắc thứ ba: linh hoạt trong mọi yêu cầu của đối tác. Công ty sẽ linh hoạt trong mọi nhu cầu của khách hàng trong mỗi dự án được thực hiện để đem lại được chất lượng dữ liệu được xử lý tốt nhất.

- Nguyên tắc thứ tư: Thực hiện phát triển xuất khẩu dich vụ xử lý dữ liệu theo đường lối, chủ trương, chính sách phát triển xuất khẩu dich vụ của nhà nước trong từng thời kì.

Công ty xuất khẩu dịch vụ xử lý dữ liệu phải tuân theo các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước nhất là các chiến lược và chính sách trong lĩnh vực dịch vụ xử lỹ dữ liệu. Trong mỗi thời kì, Bộ Công Thương tuỳ thuộc vào tình hình

phát triển xuất khẩu, Bộ Công Thương đều đưa ra các định hướng, kế hoạch, chỉ tiêu phát triển xuất khẩu dịch vụ và trình lên Chính phủ phê duyệt. Phát triển xuất dịch vụ xử lý dữ liệu phải đảm bảo phù hợp với nguồn vốn hiện có và khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau; đồng thời phải phù hợp với năng lực cạnh tranh của công ty có như vậy mới đảm bảo một sự phát triển chắc chắn và lâu dài.

- Nguyên tắc thứ năm: Tuân theo quy luật thị trường và sự điều tiết vĩ mô của nhà nước

Hoạt động phát triển xuất khẩu dịch vụ. đó là quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị. Và phải tuân theo sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, thể hiện thông qua sự tuân thủ hệ thống các văn bản pháp luật nhà nước, tuân theo các chính sách và công cụ quản lí kinh tế của nhà nước có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ, trong đó có hoạt động xuất khẩu dịch vụ có điều kiện phát triển thuận lợi.

b) Chính sách phát triển xuất khẩu dịch vụ xử lý dữ liệu

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

(Quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014)).

Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các trường hợp:

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm (dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc danh mục sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình về sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của pháp luật); sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng

lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học

 Ngày 16/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, đồng thời Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Song song với chủ trương của Chính phủ, trên cơ sở chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi nhằm hỗ trợ các DNNVV có thể tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên, việc ưu đãi giá chỉ phần nào tháo gỡ giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho DNNVV nhưng chưa giải quyết được căn nguyên của vấn đề khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn mà DNNVV gặp phải.

Cả hai chính sách trên đều tác động mạnh mẽ tới nguồn vốn và lối kinh doanh của công ty. Những thuận lợi và khó khăn chính sách mang lại cho các doanh nghiệp như sau:

- Thuận lợi: Chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm đi giúp cho các phần nào bớt số tiền phải bỏ ra cho thuế, dùng số tiền đó để phát triển xuất khẩu cho doanh nghiệp nhằm phát triển lớn mạnh hơn. Chính sách về hộ trự và phát triển doanh nghiệp đã tạo ra nhiều ưu đãi và lợi thế đôi với doanh nghiệp trong ngành dịch vụ dữ liệu

- Khó khăn: Tuy cả hai chính sách trên đều lại thuận lợi cho doanh nghiệp phần nào giảm bớt thuế, ưu đãi trong kinh doanh giúp ngành dịch vụ dữ liệu phát triển nhưng xong vẫn không đáng kể nhiều do thuế giảm vẫn ít và hỗ trợ từ phía nhà nước chưa được hiểu quả lắm nên các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ XỬ LÝ DỮ LIỆU BOP CỦA CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM PHƯƠNG CHI SANG THỊ

TRƯỜNG MỸ

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu dịch vụ xử lý dữ liệu BOP của Công ty TNHH phần mềm Phương Chi sang thị trường Mỹ (Trang 25 - 28)