0
Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tình hình xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP

Một phần của tài liệu THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ CƠ HỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 28 -32 )

CPTPP

3.3.1 Nhật Bản

Đối với thị trường Nhật Bản, Việt Nam là một trong số các nước xuất khẩu dệt may chính trong cơ cấu nhập khẩu vào nước này, đứng sau Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng bình quân 23%, mặc dù khi so sánh với Trung Quốc thì tỷ trọng vẫn cịn khoảng cách lớn nhưng trong những năm gần đây, tỷ trọng của Việt Nam đang cĩ xu hướng tăng lên. Kim ngạch xuất sang Nhật Bản của hàng dệt may Việt Nam đạt từ 398 triệu USD vào năm 2007, tốc độ tăng 16,78% so với 2006 lên 3,11 tỷ USD vào năm 2017, tốc độ tăng 7,3% so với năm 2016. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản đạt 3,81 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2017, chiếm 12,50% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là kết quả tích cực đến từ Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJFTA, AJFTA) cĩ những tháo bỏ về hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

2.3.2 Canada

Đối với thị trường Canada, trong những năm qua đây cũng là một trong số các thị trường chiếm tỷ trọng thuộc top 10 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may đứng thứ 2 vào Canada năm 2017, chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada trong giai đoạn 2007-2017 khoảng 550 triệu/năm, trong khi kim ngạch nhập khẩu dệt may của Canada khoảng 13,3 tỷ USD/năm. Trên thực tế, chưa cĩ Hiệp định song phương và đa phương nào cĩ sự tham gia của cả Việt Nam và Canada. Do vậy, sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất khẩu sang Canada cịn gặp phải nhiều cản trở từ các hàng rào thương mại. Hiệp định CPTPP được kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ những khĩ khăn đối với các sản phẩm dệt may của Việt Nam vào thị trường này khi mức thuế quan ngay lập tức trở về 0% sau khi Hiệp định cĩ hiệu lực.

2.3.3 Australia

Australia là một nước mà Việt Nam chưa cĩ nhiều cơ hội tiếp cận trong lĩnh vực dệt may dù nước này cĩ Hiệp định thương mại với Việt Nam (AANZFTA). Với sản phẩm dệt may từ Việt nam được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, đến đầu năm 2018 thì tồn bộ dịng thuế trong ngành dệt may đã trở về 0%. Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia đạt 7,7 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2017. Tuy nhiên, Australia là một nước cĩ mật độ dân số thấp, lại địi hỏi cao về tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm và tiêu chí xuất xứ. Do đĩ, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khĩ khăn trong tiếp cận các thị trường này.

2.3.4 Mexico

Mexico trước khi tham gia Hiệp định CPTPP áp dụng mức thuế tương đối cao với hàng hĩa Việt Nam, từ 30-40%. Đồng thời, nước này lại chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung tại Mỹ đối với hàng dệt may nên cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam là khơng cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi những vấn đề liên quan đến chính trị giữa hai nước cĩ những chuyển biến theo chiều hướng căng thẳng, Mexico cĩ tín hiệu tìm đến những nhà cung cấp dệt may đến từ các quốc gia khác, trong đĩ cĩ Việt Nam. Nhưng bên cạnh đĩ, tình

hình kinh tế tại Mexico cĩ nhiều bất ổn trong những qua, với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao cũng alf những vấn đề cĩ thể ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang quốc gia này.

2.3.5 New Zealand

New Zealand là thị trường mà Việt Nam cĩ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may thấp. Hàng dệt may Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của nước này. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam chỉ đạt 19 triệu USD. Năm 2018, con số này tăng 5%, đạt 20 triệu USD. Tuy nhiên, so với những ưu đãi mà Việt Nam cĩ được từ Hiệp định thương mại với New Zealand thì giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt được trong những năm qua cịn khiêm tốn.

2.3.6 Chile

Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chile cĩ hiệu lực vào năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang nước này cĩ tốc độ tăng đột biến (khoảng 14 % so với năm 2013) và duy trì ổn định trong những năm sau đĩ. Mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất sang Chile thuộc mã HS 62: quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, khơng dệt kim mĩc. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Chile đạt gần 20 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2016. Hiện nay, Chile đang là nước nhập khẩu đứng thứ 26 về dệt may trên thế giới nhưng thị phần của Việt Nam tại Chile cịn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam và quy mơ của thị trường.

2.3.7 Malaysia

Đây là nước cĩ nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận về mặt chính sách thuế quan và vị trí địa lý. Tuy nhiên, đây cũng là quốc gia cĩ lợi thế về xuất khẩu dệt may với Việt Nam và cĩ khả năng cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong xuất khẩu dệt may. Trong những năm qua, Việt Nam cĩ quan hệ hai chiều cả nhập khẩu và xuất khẩu với quốc gia này. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ Malaysia lần lượt là 91 triệu USD và 111 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu Việt Nam sang Malaysia đạt 15% và năm 2018 kim ngạch đạt 165 triệu USD.

2.3.8 Singapore

Singapore nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc, Malayxia, Bangladesh, Indonexia, Việt Nam... Đây là thị trường tiềm năng với hàng may mặc phụ thuộc lớn vào nhập khẩu. Hàng hĩa xuất khẩu sang Singapore được cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% tại hầu hết các sản phẩm, do đĩ, xét về ưu đãi thuế quan, CPTPP khơng mang lại nhiều cơ hội vượt trội cho xuất khẩu hàng may mặc. Tính tới năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 88 triệu USD và tăng trưởng với tốc độ 20%/năm, đạt 100 triệu USD năm 2018.

2.3.9 Brunei, Peru

Brunei và Peru vốn khơng phải là đối tác nhập khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam. Brunei chủ yếu nhập sản phẩm dêt may từ Malaysia, Singapore, Trung Quốc, trong khi Peru chủ yếu nhập khẩu sẩn phẩm dệt may từ Trung Quốc, Bangladesh và Colombia. Người tiêu dùng Brunei vốn quen với các sản phẩm nhập khẩu từ Malaysia, là nước cũng tham gia CPTPP và cùng thuộc khối ASEAN với Việt Nam. Đồng thời Malayxia cũng cĩ khả năng sản xuất hàng may mặc. Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Brunei đạt 687 nghìn USD, sang Peru đạt 882 nghìn USD.

Một phần của tài liệu THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ CƠ HỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 28 -32 )

×