Căn nguyên: chưa rõ.

Một phần của tài liệu CÁC BỆNH VỀ MÓNG, TÓC VÀ NIÊM MẠC (Trang 34 - 36)

+ Thường bắt đầu ở lứa tuổi 30 - 50, ở tuổi thanh niên thì nam nhiều hơn nữ, ở lứa tuổi lớn hơn thì nữ nhiều hơn nam.

+ Một số yếu tố kết hợp thường thấy ở người đỏ mặt như sau:

- Yếu tố tâm lý: chưa phải là vai trò căn nguyên nhưng có vai trò làm nặng bệnh lên.

- Thể địa da dầu: chưa thấy có sự phối hợp giữa đỏ mặt với trạng thái da dầu. - Yếu tố miễn dịch: phát hiện globulin miễn dịch ở chỗ tiếp nối bì - thượng bì của 70% vùng da đỏ mặt của bệnh nhân, chỉ có 30% ở vùng da lành.

- Yếu tố nội tiết: chưa chứng minh được. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ mãn kinh thì tỷ lệ đỏ mặt có tăng lên.

- Phản ứng vận mạch: chưa chứng minh được vai trò gây bệnh

- Yếu tố Demodex folliculorum: các vi sinh vật này chỉ thấy ở mặt bị đỏ. Số lượng vi sinh vật này tăng lên nhưng tác động như thế nào thì chưa rõ. Có thể có một phản ứng miễn dịch loại muộn đối với Demodex folliculorum ở người da dầu.

- Yếu tố dạ dày, ruột và dinh dưỡng: biểu hiện khó tiêu, thiểu toan, nghiện chè, cà phê, rượu.

+ Mô bệnh học : có quá trình sinh vật bắt đầu ở thành mạch máu, ở da.

3. Lâm sàng:

3.1. Đỏ mặt là một bệnh gồm có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có một hình ảnh lâm sàng,

tiến triển và cơ chế sinh bệnh riêng.

- Giai đoạn 1: hay gọi là giai đoạn các"cơn đỏ ửng" flush.

Flush xuất hiện chủ yếu sau bữa ăn, nhưng cũng có khi sau một stress, hoặc thay đổi nhiệt độ môi trường, sau uống rượu, hoặc đồ uống hay thức ăn nóng.

Đỏ kịch phát của đỏ ửng thấy ở vùng giữa mặt và có thể kèm theo đỏ màng tiếp hợp và chảy nước mắt, có thể đỏ cả da đầu, tai, làm cho bệnh nhân có cảm giác sợ nóng.

- Giai đoạn 2: là giai đoạn đỏ da, dãn mao mạch lăn tăn (telangiectasie) hay còn gọi là giai đoạn đỏ mũi, đặc trưng bởi đỏ mặt thường xuyên, kèm theo dãn mao mạch lăn tăn ở má, mũi, đôi khi có phù nề lan toả vùng mũi, gò má.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn đỏ mặt, sẩn mụn mủ.

Trên nền một đỏ da dãn mao mạch lăn tăn, xuất hiện các sẩn viêm, đôi khi có mụn mủ vô khuẩn.

- Giai đoạn 4:giai đoạn phù voi ở mặt, thường chỉ gặp ở nam giới và người ta có thể thấy một đỏ mặt tiến triển từ giai đoạn 2 sang thẳng giai đoạn 4 không qua giai đoạn 3 (giai đoạn sẩn viêm mụn mủ).

Hình ảnh điển hình là: mụn to, đỏ và sần sùi, đôi khi phát triển ra cả cằm, mi mắt, thậm chí cả tai.

3.2.Tiến triển và biến chứng:

40% bệnh thoái lui sau một đợt tiến triển. Hoặc bệnh tiến triển từng đợt nặng dần theo biến đổi thời tiết và mùa, theo chế độ ăn uống, theo đột biến nội tiết, theo tâm lý. Đa số những bệnh nhân này thường có nhức đầu từng cơn và thường có những đợt nhức đầu xen kẽ các đợt làm bệnh nặng lên.

Có thể có biến chứng ở mặt như viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, loét giác mạc và cơ thể dễ trở nên bị kích ứng đối với thuốc.

4. Chẩn đoán.

4.1. Chẩn đoán quyết định: các trường hợp nặng thì không khó, cần chú ý đến

một số điểm sau :

- Tuổi: từ 30- 50 tuổi. - Giới : giới nữ là chủ yếu.

- Đỏ mũi (có thể cả trán, cằm) + sẩn hoặc mụn mủ.

4.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Trứng cá thường (tổn thương là nhân trứng cá, thể địa da dầu...). - Lupút đỏ (căn cứ vào vị trí, ranh giới, tổn thương cơ bản...).

- Hội chứng Haber: hội chứng này mang tính chất di truyền, tổn thương giống đỏ mặt, xuất hiện sớm, ở tuổi trẻ với phù mặt sau đó có dãn mạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lao da.

5. Điều trị.

+ Tại chỗ:

- Tuyệt đối cấm dùng corticoid tại chỗ. - Có thể dùng kem: metronidazole 1%.

- Thể sẩn mụn mủ: dùng kem eurax hoặc nhũ tương: hexachlorocyclohexane (HCH) 0,25%.

+ Toàn thân: các thuốc:

- Metronidazole (flagyl) 250 mg x 2 v/ngày x 30 ngày. Sau đó: 250 mg x 1 v/ngày x 30 ngày

Sau đó: 125 mg/ngày x 2-6 tháng.

- Cyclines có lợi hơn metronidazole ở chỗ có thể kê đơn rất dài ngày mà không sợ sự cố, vì metronidazole dùng lâu gây hạ bạch cầu và tổn thương dây thần kinh cảm giác.

Tetracyclline liều dùng 500 mg x 3 viên/ngày x 8 ngày. Sau đó hạ liều 2 viên/ngày x 1-2 tháng.

Sau đó liều củng cố từ 125 mg- 250 mg/ngày x nhiều tháng, thậm chí nhiều năm tuỳ từng bệnh nhân.

+ Các trường hợp đặc biệt:

- Đối với đợt bừng đỏ mặt dùng thêm: clonidine (catapressan), nó là một loại thuốc co mạch đối với tuần hoàn tĩnh mạch ở mặt, não và màng não.

Liều dùng 1- 2mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần trong ngày và kết hợp với các thuốc trên.

- Thể quá sản và sẩn cục viêm tấy nặng có thể dùng isotretinoine như trong điều trị trứng cá. Cần lưu ý tác dụng phụ của isotrestinoine.

Tuy cơ chế tác dụng của isotrestinoine trong đỏ mặt chưa rõ nhưng có tác dụng rất tốt với đỏ mặt phì đại(rosacee hyperplasique) ở nam giới, làm giảm độ to và chức phận của các tuyến bã. Thuốc này cũng có tác dụng đối với đỏ mặt dạng sẩn, mụn mủ do tác dụng chống viêm nhưng có trở ngại là gây khô da và viêm da mặt ở một số bệnh nhân có da dễ bị kích ứng.

Liều thường dùng là 0,5 mg/kg cân nặng/ngày x 3- 5 tháng.

Tỉ lệ tái phát ít hơn so với các thuốc khác (15% so với 50% của các phương pháp khác).

Isotretinoine ít dùng cho điều trị củng cố dài ngày. Chỉ định chính là cho đỏ mặt sẩn, mụn mủ nhiễm cộm nặng hoặc thâm nhiễm lan toả ở mặt (phù mặt).

- Thể đỏ mặt u hạt (dạng luput): cần hỏi trước đó có dùng corticoid không ? vì đôi khi là hậu quả của dùng corticoid không đúng phác đồ.

Nếu không thì dùng kem eurax (có S và Hg)

- Thể đỏ mặt quá sản: nếu không có chống chỉ định thì có thể dùng isotretinoine, liều từ 0,5 - 1 mg/kg cân nặng/ngày, trong vòng 4- 6 tháng.

- Điều trị ngoại khoa: nếu tổn thương dầy cộm có thể bóc vỏ bằng dao mổ, lưỡi dao cạo. Sau phẫu thuật, vết thương lành sẹo nhanh.

- Tổn thương không quá dầy có thể dùng liệu pháp lạnh với tuyết CO2..

Một phần của tài liệu CÁC BỆNH VỀ MÓNG, TÓC VÀ NIÊM MẠC (Trang 34 - 36)