Bện hở niêm mạc sinh dục nữ.

Một phần của tài liệu CÁC BỆNH VỀ MÓNG, TÓC VÀ NIÊM MẠC (Trang 26 - 28)

2.1. Viêm âm hộ - âm đạo do nhiễm khuẩn:

+ Viêm niệu đạo, tử cung (trong đó bệnh lậu là nguyên nhân chủ yếu). Thường âm đạo có mủ, mủ ở lỗ niệu đạo, viêm tuyến Bactholine. Nhiều trường hợp có thể do một viêm da nhiễm khuẩn ở vùng da lân cận lan vào.

+ Viêm âm hộ - âm đạo ở trẻ em gái rất dai dẳng, nghĩ đến nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Do nhiễm khuẩn .

- Do nguyên nhân cơ giới .

- Do nước tiểu quá nhiều axit hoặc kiềm , do thuốc điều trị một bệnh nào đó.

- Do lao: có nhiều khí hư, ngứa dữ dội gây chàm hoá vùng lân cận, làm sinh thiết màng trong tử cung sẽ thấy nhiều ổ lao.

Ở trẻ em, nếu không thấy nguyên nhân nào khác thì nên nghĩ đến do nội tiết, do foliculin.

2.2. Viêm âm hộ, âm đạo do nấm , ký sinh trùng:

+ Do nấm Candida: biểu hiện lâm sàng là có khí hư đặc như cặn sữa, ngứa, đau khi quan hệ tình dục.

+ Do ký sinh trùng trichomonas: biểu hiện lâm sàng là có tiết dịch lỏng, đục như nước vo gạo, có khí hư, có bọt, ngứa.

2.3. Các mảng viêm do đái đường:

Tổn thương là mảng đỏ sẫm, bờ rõ, lan rộng ra mặt trong đùi tới mu và bẹn. Tổn thương khô hoặc chảy nước, nhẵn bóng. Bệnh nhân rất ngứa, gãi nhiều gây hằn cổ trâu. Đây là viêm ở thượng bì, trung bì do nhiễm vi khuẩn do nhiễm nấm thứ phát.

2.4. Do herpes ở âm hộ: tổn thương bắt đầu bằng mụn nước hoặc bọng nước, tập trung thành từng cụm, dập vỡ nhanh, chảy nước làm mủ, vết trợt kết thành mảng cộm, có phù mềm, có khi phù lớn làm biến dạng âm hộ, kèm theo sưng hạch bẹn. Bệnh nhân rất đau, có thể có sốt kèm theo.

Điều trị: bệnh nhân cần nghỉ ngơi, đắp thuốc tím, cho bôi kem, hồ làm dịu da, thuốc giảm đau, vitamin C liều cao, acyclovir.

2.5. Các trợt do giang mai và mảng niêm mạc giang mai (Xem bài giang mai ở chương XIII). 2.6. Viêm âm hộ cấp Lipschutz hay áptơ ở sinh dục: 2.6. Viêm âm hộ cấp Lipschutz hay áptơ ở sinh dục:

Bệnh do Lipschutz mô tả năm 1923, tổn thương là loét ở sinh dục kèm theo dấu hiệu toàn thân suy sụp, sốt, đau, tiến triển nhanh trong vài ngày, vài tuần, dần dần tự khỏi. Thường gặp ở con gái. Người ta phân lập được các vi khuẩn, nhưng có tác giả cho là nhiễm khuẩn chỉ là thứ phát.

Nếu bệnh gây nên do vi rút thì sẽ gây áptơ ở sinh dục, có thể kèm theo triệu chứng áptơ ở miệng, ở da nơi khác.

Có thể có viêm nang lông, thành các dát đỏ hoặc các mảng dạng hồng ban nút, hồng ban đa dạng, kèm theo các triệu chứng ở khớp và toàn thân khác.

2.7. Chancre lao:

Thường gặp ở trẻ em trong gia đình có người lao, tổn thương là những loét không đều đặn, đáy lổn nhổn, kèm hạch bẹn, dần dần hạch mềm rồi vỡ ra.

2.8. Nicolas - Favre (donovanose):

Tổn thương là loét, sùi ở niêm mạc âm hộ, âm đạo, lan ra cả vùng đùi, vùng bẹn.

2.9. Sùi mào gà (xem bài sùi mào gà ở chương XIII): 2.10. Bệnh Bowen: 2.10. Bệnh Bowen:

Tổn thương bắt đầu là mảng đỏ da, hay mảng trắng, hình tròn hoặc đa cung, ranh giới rõ, mặt nhẵn hay sần sùi, đôi khi có vảy da, vảy tiết hoặc sùi lên như mụn cơm. Bệnh tiến triển chậm, dần dần tổn thương cao dần, thâm nhiễm, chứng tỏ viêm lên đến lớp trung bì và có thể là bắt đầu của ung thư tế bào gai.

Khi khu trú ở âm hộ, bệnh có tính chất ác tính hơn ở vị trí khác. Vì vậy, cần làm sinh thiết để phát hiện sớm ung thư.

2.11. Bệnh Paget:

Ngoài vị trí thường gặp ở vú còn gặp ở âm hộ. Lâm sàng lúc đầu giống như bệnh Bowen, có ngứa, có hình ảnh giống chàm, từng đợt có viêm, kèm theo viêm hạch, ranh giới rõ ràng, ổn định, nhưng cũng có nhiều hình thái lan rộng và cũng có tính chất ác tính như Paget ở vú.

2.12. Ung thư ở âm hộ: thường là ung thư tế bào gai, tổn thương là loét và sùi,

tiên lượng rất nặng.

2.13. Noevo carcinome: không chỉ bị ở âm hộ mà ở bất kỳ nơi nào. Thương

tổn lúc đầu là nốt ruồi (thường do bị sang chấn kích thích), nó to dần, rắn lên, nhiễm sắc và chảy máu. Tiên lượng xấu.

2.14. Bạch sản âm hộ (leucokeratose vulvaire):

Tổn thương là những mảng trắng dày sừng và ngứa. Cũng có thể tiến triển thành ung thư.

2.15. Lichen plans (xem bài liken phẳng ở chương VI):

2.16. Xơ cứng bì: tổn thương khu trú ở vùng da lân cận âm hộ, có mảng màu

trắng ngà, chắc, sờ rắn, niêm mạc teo.

2.17. Leucoplasie:

Tổn thương này chỉ khu trú ở niêm mạc, không lan ra xung quanh, có giới hạn rõ, màu trắng, nhẵn, hay nổi cao, làm teo da và hay gây ngứa dữ dội. Bề mặt dày sừng có nhiều chỗ bị lỗ chỗ. Có thể có cả tổn thương ở niêm mạc cổ tử cung. Tổn thương tồn tại lâu làm hẹp lỗ âm đạo.

Cần đặc biệt quan tâm vì 50% thoái hoá thành ung thư. Vì vậy phải chẩn đoán sớm.

2.18. Teo và xơ teo âm hộ lan toả (kraurosis vulvaire):

Thường hay gặp ở người có tuổi với biểu hiện teo và khô niêm mạc âm hộ, niêm mạc mất màu hồng trở thành màu nhạt xám, nhẵn bóng nhưng vẫn mềm mại. Trên nền thẫm có nhiều chấm giãn mạch màu đỏ.

Chương VIII

BỆNH .LIÊN .QUAN .ĐẾN

Một phần của tài liệu CÁC BỆNH VỀ MÓNG, TÓC VÀ NIÊM MẠC (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)