Bệnh hay gặp ở nam, nữ tuổi thanh niên, đặc bệt là ở tuổi dậy thì, trên cơ sở thể địa da dầu.
2.1. Căn nguyên:
+ Thể địa da dầu: ở tuổi dậy thì, các tuyến bã ở một số vị trí có mật độ cao (mặt, ngực, lưng phía trên) tăng tiết dưới ảnh hưởng của hóc môn sinh dục nam (androgen). Tuy nhiên, để hình thành trứng cá cần có một số yếu tố, điều kiện khác nữa như: sừng hoá ống nang lông, tuyến bã; nhiễm propionibacterium acnes, microsporum ovale, các chất trung gian do vi khuẩn và nấm gây viêm và gây tăng đáp ứng miễn dịch .
+ Mức độ của trứng cá phụ thuộc trực tiếp vào mức độ tiết chất bã. - Nguyên nhân của sự tăng tiết bã là:
. Nồng độ hóc môn sinh dục nam (androgen) lưu hành tăng.
. Sự bất thường trong việc gắn các hóc môn sinh dục nam vào các tuyến bã . Sự bất thường trong biến đổi hóc môn sinh dục nam trong các tuyến bã . Sự bất thường trong đáp ứng của tuyến bã đối với hóc môn sinh dục nam. - Sự rối loạn sừng hoá dẫn đến làm hẹp, thậm chí tắc đường thoát chất bã gây nên ứ đọng chất bã. Các propionibacterium ở trong các ống tuyến bã sản xuất ra các chất sinh học hoạt động (với điều kiện pH khoảng 5,2 - 6,5). Các chất sinh học đó là: lipaza, hyaluronidaza, proteaza, neuramidaza, chất giống prostaglandin và các yếu tố hoá ứng động. Các chất sinh học này hoạt hoá hệ thống bổ thể, các bạch cầu đa nhân, tế bào tròn và gây viêm quanh nang lông. Việc tạo ra nhân trứng cá là do chất bã tiết ra nhiều ứ đọng lại trong nang lông, do dầy sừng ống tiết chất bã và có vai trò của cả propionibacterium đóng góp.
Sơ đồ quá trình hình thành trứng cá. Các men estenaza Androgen Hình thành nhân trứng cá Sản xuất chất bã A xít béo tự do Tổ chức quanh nang lông Viêm Propionibacterium acnes Dày sừng nang lông
Phân huỷ các lipit trung tính
2.2. Lâm sàng:
+ Tuổi bắt đầu: tuổi dậy thì, kéo dài đến 25 - 30 tuổi, cá biệt lớn hơn. Một số trường hợp gặp ở lứa tuổi 45 - 55 (tuổi hồi xuân). Bệnh hiếm khi gặp ở trẻ em hoặc ở hài nhi.
+ Vị trí: thường ở mặt, lưng, ngực.
2.2.1. Thể lâm sàng:
+ Trứng cá hạt kê: mặt lấm tấm, da không mịn, nặn ra có ít nhân.
+ Trứng cá thường: tổn thương sẩn, sẩn mủ và mụn mủ ở nang lông, lỗ chân lông dãn rộng.
+ Trứng cá sẩn mụn mủ: thường gây thâm nhiễm ở phía dưới do phản ứng của cơ thể, làm cho trứng cá có nền cộm cứng.
+ Trứng cá hoại tử: tổn thương là các sẩn, nang lông màu hồng, ngứa, nhanh chóng chuyển thành mụn mủ lõm ở giữa.
2.2.2. Phân loại mức độ trứng cá:
Người ta chia 3 mức độ căn cứ vào số lượng mụn trứng cá ở mặt (có khoảng 5000 nang lông). Nhẹ 1% = 50 mụn Vừa 2% = 100 mụn Nặng 4% = 200 mụn. 2.3. Điều trị: 2.3.1. Nguyên tắc:
+ Tác động lên trạng thái da dầu.
+ Tác động lên quá trình sừng hoá nang lông.
+ Tác động lên vi khuẩn propionibacterium, nấm microsporum ovale. + Kết hợp với dự phòng.
2.3.2. Tác động lên da dầu:
+ Các nội tiết tố sinh dục androgen, không nên dùng. Nhất là đối với nữ vì gây kéo dài rong kinh.
+ Spironolactone: thuốc làm giảm hoạt động các tuyến bã, giảm nồng độ testosterol trong huyết thanh.
Nghiên cứu trên một số phụ nữ rậm lông dùng spironolactone người ta thấy có sự rụng lông từ tháng thứ 3 trở đi.
Liều dùng: điều trị tấn công 200 mg/ngày x 1 tháng. Liều củng cố: 50- 75- 100 mg/ngày x 1 tháng.
+ Axit retinoic 13-cis (roacee cutane) Tác dụng đối với tuyến bã.
Liều uống: 0, 5 mg/kg/ngày x 4 tháng.
Lưu ý: cần thận trọng đối với phụ nữ vì thuốc dễ gây ung thư. Thuốc này thường dùng cho loại trứng cá mụn mủ, mạn tính, kéo dài (acne congolobata), bị rộng ở thân người, cả lưng và cánh tay.
+ Vitamin A axit: dạng cồn, dung dịch, gel, kem, nồng độ 0,025 - 0,05%. Tác dụng mạnh đối với trứng cá mỡ, có nhân.
Thời gian dùng dài khoảng 3 tháng. + Peroxyde de benzoyle.
Dung dịch gel 5-10% có tác dụng như vitamin A axit, đồng thời lại có tác dụng kháng khuẩn, thường dùng cho trứng cá sẩn mụn mủ.
2.3.3. Thuốc tác động lên quá trình sừng hoá nang lông: bôi mỡ salixilat 2-5% tác động phần nào làm bạt sừng, bong vẩy, giải thoát sự tắc nghẽn ở nang lông và tuyến bã.
2.3.4. Thuốc tác động lên vi khuẩn và viêm nang lông: + Tại chỗ: peroxyde de benzoyle
+ Toàn thân:
- Tetracycline chlorhydrate dùng 8 ngày đầu mỗi ngày 1,5 g. Sau đó 30 ngày tiếp theo mỗi ngày 0,5 g. Củng cố 0,25 g/ngày, có thể dùng nhiều tháng tiếp. Hoặc dùng tetracycline liều thường xuyên mỗi ngày 1g dùng kéo dài tuỳ theo bệnh.
- Nhóm cycline thế hệ II: (doxycycline, minocycline). Các thuốc này tác dụng tốt hơn nhưng dùng dài ngày không tốt bằng tetracycline.
2.4. Phòng bệnh:
+ Giữ trạng thái thần kinh thăng bằng, ngủ được, tránh lo âu căng thẳng. + Chăm sóc da mặt:
- Không rửa mặt bằng xà phòng, bất kể xà phòng gì vì càng làm tăng tiết chất bã.
- Rửa mặt bằng nước sạch pha với nước chanh quả. - Rửa mặt bằng tay, sau dùng khăn thấm khô.
- Xoa bóp da mặt: lấy mũi làm trung tâm, xoa từ sâu đến nông theo hình nan hoa xe đạp, từ mũi ra xung quanh.
+ Ăn uống: hạn chế các thức ăn kích thích hưng phấn: bia, rượu, chè, cà phê, thuốc lá, hạt tiêu, ớt; Ăn tăng rau, tránh táo bón.
+ Luôn giữ môi trường sạch, thoáng, mát.
+ Nặn trứng cá: có thể nặn khi có mủ nhưng cần phải có dụng cụ nặn trứng cá và thật vô khuẩn, không nặn bằng tay.