2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dây truyền công nghệ sản xuất.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để có được những sản phẩm xuất khẩu chất lượng chung ta phải chú ý từ khâu chọn giống, công tác chăm sóc, việc thu hoạch và quy trình xử lý sau thu hoạch. Chất lượng các mặt hàng xuất khẩu còn phụ thuộc lớn vào sơ chế và chế biến thành phẩm.Chất lượng các mặt hàng chủ lực của Tây Nguyên phần lớn thấp hơn các nước khác chủ yếu do hai nguyên nhân chính: đó là ở khâu thu hoạch và công nghệ sản xuất.
Trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng, cần phải tăng cường hơn nữa việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Cụ thể, đối với sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên, việc ứng dụng KH&CN cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Một là, nghiên cứu chọn tạo, xác định bộ giống cây trồng không chỉ có năng suất cao mà phải có chất lượng vượt trội, phù hợp với điều kiện sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhà nước cần có biện pháp quản lý chất lượng trong bối cảnh một số cây trồng phát triển diện tích nhanh như hiện nay. Bên cạnh việc nghiên cứu chọn tạo những giống cây trồng mới, cần có phương án bảo tồn, phục tráng những nguồn giống cây trồng quý bản địa.
Hai là, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao thành công các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Việc triển khai mô hình ứng dụng công nghệ cao cần tiến hành đồng bộ giữa các khâu, từ việc lựa chọn bộ giống thích hợp, xây dựng hạ tầng, chuỗi cung ứng vật tư đến đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ và xác định được thị trường nhằm đảm bảo sự thành công.
Ba là, cần có đề án tổng thể thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó đưa ra các giải pháp KH&CN một cách đồng bộ, từ chọn tạo, sử dụng giống chịu hạn, kỹ thuật tưới nước, che tủ giữ ẩm,bón phân hợp lý cho đến các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trên các đối tượng cây trồng cụ thể. Tăng cường đa dạng sinh học trên vườn cà phê như trồng cây che bóng, cây ăn trái, cây đai rừng - đây là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả do hệ thống cây trồng này có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều hòa vi khí hậu, hạn chế bốc thoát hơi nước trên bề mặt đất và lá, cung cấp hữu cơ, cải tạo đất, hạn chế xói mòn và rửa trôi đất, giúp sản xuất cà phê bền vững hơn. Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm hợp lý cho cây trồng cũng là giải pháp kỹ thuật nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu ở Tây Nguyên.
Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến, đặc biệt là chế biến sâu các sản phẩm có thế mạnh của vùng như: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, rau - hoa... Thực tế cho thấy, chế biến là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Theo đó, đối với những mặt hàng nông sản chủ lực, thời gian tới Tây Nguyên
cần xây dựng thêm các cơ sở chế biến mới, đặc biệt chú ý đến vấn đề đổi mới công nghệ và thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Riêng cà phê cần chú trọng thay đổi cơ cấu mặt hàng theo hướng chế biến sâu, chất lượng tốt, đồng thời tăng cường liên kết giữa người trồng và doanh nghiệp chế biến nhằm tạo sự phát triển bền vững. Với hồ tiêu cần đầu tư chế biến để tăng chủng loại, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ? Thực tế thấy, ở Tây Nguyên, không ai phủ nhận lợi ích mà các loại cây chủ lực đã mang lại cho kinh tế vùng, nhất là khi giá loại nông sản này giữ ổn định ở mức cao. Hàng nghìn hộ nông dân đã đổi đời, không chỉ vượt qua đói nghèo, mà còn trở thành triệu phú, tỷ phú từ sản xuất cao su, cà phê, hồ tiêu. Tuy nhiên, hiện nay các cây chủ lực ở Tây Nguyên đang đối mặt với nhiều thách thức và phát triển thiếu bền vững, ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân.
Theo các chuyên gia nông nghiệp thì các địa phương cần sớm tổ chức lại sản xuất, nhất là đưa các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ thành các nhóm hộ, tổ hợp tác, hoặc hợp tác xã kiểu mới… với hướng liên kết lại để dễ dàng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, nguồn vốn tín dụng và các đơn vị cung cấp vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng trên, ngành chức năng của các tỉnh Tây Nguyên cần tiến hành rà soát, quy hoạch cụ thể đối với từng vùng trồng cao su, cà phê, hồ tiêu; phối hợp với ngành khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để đầu tư thâm canh, phát triển bền vững.
Đồng thời, cần khuyến cáo nông dân không nên lặp lại bài học trước đây chặt bỏ cây trồng khi mất giá, trồng loại cây khác đang được thời. Thay vào đó, nên tuyên truyền khuyến khích nông dân tập trung đầu tư trồng cà phê, hồ tiêu sạch nhằm nâng chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Thiết nghĩ, Tây Nguyên cũng cần phải rà soát và xác định sản phẩm mũi nhọn của vùng để xây dựng thương hiệu; cần có chiến lược tái cơ cấu kinh tế chung toàn vùng thay vì tái cơ cấu kinh tế từng tỉnh. Tính liên kết vùng trong xây dựng mô hình tăng trưởng Tây Nguyên chung theo ngành và lĩnh vực là hết sức cần thiết. Đặc biệt, liên kết vùng trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp Tây Nguyên không chỉ để phát triển nền nông nghiệp hiện đại mà còn để gia tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư và giải quyết các vấn đề quốc phòng an ninh trên địa bàn chiến lược này.
2.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Nguồn lao động là một nhân tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Tây Nguyên. Do đó cần đưa ra những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Vì vậy, kiến nghị Nhà nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần sớm triển khai thực hiện có kết quả các nhóm giải pháp quan trọng, cụ thể có kế hoạch xây dựng chương trình hành động từng năm phù hợp với từng địa phương. Đồng thời cần tăng cường thêm nguồn lực cho đào tạo nghề nghiệp và Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, cũng như sớm ban hành các chế độ, chính sách phù hợp cho từng đối tượng giáo viên dạy nghề, lao động học nghề, nhất là lao động là thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hơn nữa chúng ta có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đầu tư chi phí cho nguồn lao động học tập, du học \nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm, cơ chế sản
xuất công nghệ hiện đại, phương thức nuôi trồng hiệu quả , có năng suất để có thể quay trở về Việt Nam nâng cao và phát triển kinh tế.
2.3. Quảng bá thương hiệu
Hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên chủ yếu được xuất khẩu với các hình thức khác nhau và nhỏ lẻ, chưa có thương hiệu trên thị trương châu Mỹ và toàn thế giới. Chính vì vậy cần tạo ra thương hiệu chung cho từng sản phẩm xuất khẩu chủ lực: cà phê, cao su, hồ tiêu và gỗ Việt Nam. Mỗi sản phẩm cần có logo riêng để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời các nước nhập khẩu có thể nhận dạng và biết đến các sản phẩm của Việt Nam, từ đó khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thị trương châu Mỹ và trên toàn thế giới.
Thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn, là phương tiện ghi nhận và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận. Giá trị của thương hiệu giúp cho doanh nghiệp có thêm khách hàng mới, duy trì khách hàng trung thành, đưa chính sách giá cao, mở rộng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối và tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh.
Để quảng bá thương hiệu cà phê, cao su, hồ tiêu, gỗ Việt Nam, các Doanh ngiệp xuất khẩu cần tham gia các hội trợ triển lãm; lập các website tại thị trường châu Mỹ để người tiêu dùng, khách hàng châu Mỹ tiếp cận một cách dễ dàng hơn; quảng bá doanh nghiệp qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,…; tham gia vào các phòng thương mại, hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, cao su, hồ tiêu, gỗ để có thêm cơ hội được tiếp thị hình ảnh của chính mình, …
2.4. Hoàn thiện kênh phân phối
Hiện nay, hệ thống phân phối các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên còn nhiều hạn chế. Có quá nhiều khâu và thành phần trung gian tham gia, thương lái thu mua đến khoảng 80% khối lượng xuất khẩu dẫn đến tình trạng ép giá, ép cân khi thu mua từ nông dân và ảnh hưởng đến chất lượng về tính đồng nhất do thường trộn lẫn các loại kém chất lượng với các loại chất lượng cao với nhau vì mục đích lợi nhuận.
Do đó, hệ thống phân phối cần đơn giản hóa tối đa các thành phần trung gian, giảm dần vai trò của thương lái và tăng cường sự liên kết của những thành phần chủ chốt gồm: nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu và nhà nước để góp phần làm giảm chi phí tối đa và nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê, cao su, hồ tiêu và gỗ trên thị trường châu Mỹ và trên thế giới, nhất là về giá. Năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu còn nhiều hạn chế, do đó lựa chọn kênh phân phối một cách chính xác, chọn các trong gian và tổ chức thực hiện các chức năng của trung gian sẽ là giải pháp cho sự thành công của doanh nghiệp nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung.
2.5. Nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp:
Để nâng cao năng lực quản lý của các thành phần trong doanh nghiệp, cần mở các lớp bồi dưỡng nhằm phát huy tư duy sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp,
mời các chuyên gia về kinh tế truyền đạt những kinh nghiệm, từ đó rút ra những bài học bổ ích. Doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp hơn, có các chính sách thu hút những lao động có trình độ, hiểu biết về các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên và về kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng đó.
2.6. Xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm, đầu tư vào thiết bị, máy móc hiện đại, một phần giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng hơn, một phần tiết kiệm được chi phí nhiên liệu so với máy móc cũ gây ra để từ đó nâng cao hình ảnh, giá trị doanh nghiệp trên thị thương châu Mỹ cũng như thị trường quốc tế. Các nguồn mà doanh nghiệp cần huy động cho vốn đầu tư này trước hết là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp, vốn đi vay của các ngân hàng đầu tư, từ ngân sách nhà nước ( nếu là doanh nghiệp Nhà nước) , các nguồn vốn góp, vốn liên doanh, liên kết ( kể cả liên doanh với nước ngoài và với các doanh nghiệp trong nước). Ngoài ra doanh nghiệp có thể huy động các nguồn vốn thông qua các tổ chức tín dụng khác, qua tín dụng của các đối tác, qua nguồn liên doanh, liên kết và thậm chí là qua nguồn vốn của dân, thông ua việc cổ phần hóa để huy động vốn góp nhàn rỗi từ trong dân. Xây dựng hệ thống kho bãi, sân phơi, chế biến sau thu hoạch hạn chế tới mức thấp nhất thất thoát sau thu hoạch, có khả năng dự trữ, bảo quản sau thu hoạch lâu dài. Tránh bị hư hỏng, tăng giá trị, giảm thiểu sự bị động trước sự ảnh hưởng của thị trường khi giá cả xuống thấp.